Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào? Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không?

Cho tôi hỏi: Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào? Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không? - Câu hỏi của anh Long (Bình Thuận)

Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:

- Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;

- Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;

- Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.

Theo đó, căn cứ khoản 9 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
...
9. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

Như vậy, có thể thấy theo quy định thì sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào? Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không?

Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào? Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không? (Hình từ Internet)

Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không?

Tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có đề cập đến trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:

Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
...
8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Như vậy, theo quy định trên thì đối với dữ liệu nhạy cảm, chủ thể dữ liệu sẽ được thông báo trước rằng dữ liệu cần xử lý chính là dữ liệu nhạy cảm để chủ thể quyết định sự đồng ý của mình.

Chủ thể dữ liệu cá nhân có những quyền gì?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

Quyền của chủ thể dữ liệu
1. Quyền được biết
Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quyền đồng ý
Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Quyền truy cập
Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
4. Quyền rút lại sự đồng ý
Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Quyền xóa dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
6. Quyền hạn chế xử lý dữ liệu
a) Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Quyền cung cấp dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
8. Quyền phản đối xử lý dữ liệu
a) Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.
9. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
10. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
11. Quyền tự bảo vệ
Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.

Theo đó, đối với dữ liệu cá nhân, chủ thể dữ liệu có 11 quyền sau:

- Quyền được biết

- Quyền đồng ý

- Quyền truy cập

- Quyền rút lại sự đồng ý

- Quyền xóa dữ liệu

- Quyền hạn chế xử lý dữ liệu

- Quyền cung cấp dữ liệu

- Quyền phản đối xử lý dữ liệu

- Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

- Quyền tự bảo vệ.

Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

Xem toàn bộ Nghị định 13/2023/NĐ-CP Tại đây.

Dữ liệu cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có phải xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của cha, mẹ?
Pháp luật
Xu hướng tình dục là gì? Xu hướng tình dục của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Pháp luật
Có bị coi là vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi quyết định hành chính ghi số căn cước công dân của người đó không?
Pháp luật
Nơi ở hiện tại của cá nhân được xếp vào dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định?
Pháp luật
Thông tin về đời sống tình dục có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Dữ liệu cá nhân được hiểu như thế nào? Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm thông tin nào? 08 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân có được miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong 02 năm đầu thành lập không?
Pháp luật
Có bắt buộc Bên thứ ba phải ngừng xử lý dữ liệu khi chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý hay không?
Pháp luật
Thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
Pháp luật
Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân được thể hiện bằng ngôn ngữ gì? Việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em là gì? Khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em cần phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu cá nhân
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,044 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dữ liệu cá nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào