So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017?

So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017?

So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017?

Mới đây, Bộ Công an đã gửi Hồ sơ thẩm định Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi mới nhất, trong đó có bản so sánh Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017.

Dưới đây là bảng so sán dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017:

BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỞI LUẬT SỬA ĐỔI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2017

DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

...

>> Tải về chi tiết bản so sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017.

So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017?

So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017? (Hình từ Internet)

Nội dung cơ bản của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục V Tờ trình 155/TTr-BCA năm 2025 Tải về, nội dung cơ bản của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 gồm có như sau:

(1) Dự kiến bỏ hình phạt tử hình và thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án (vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội) tại 05 tội danh theo Đề án “Rà soát, đánh giá những bất cập trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự liên quan đến áp dụng hình phạt tử hình và thi hành án tử hình; nghiên cứu giảm bớt tội danh bị áp dụng hình phạt tử hình; tăng cường áp dụng biện pháp chuyển đổi từ hình phạt tử hình sang hình phạt tù” của Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trình Bộ Chính trị cho ý kiến (tại Công văn 13936-CV/VPTW năm 2025 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương), gồm các tội danh sau:

- Tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 109 Bộ luật Hình sự).

- Tội “Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 114).

- Tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh” (Điều 194 Bộ luật Hình sự).

- Tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý” (Điều 250 Bộ luật Hình sự).

- Tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược” (Điều 421 Bộ luật Hình sự).

Bên cạnh đó, bỏ hình phạt tử hình và thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án ở một số tội danh khác như sau: Tội gián điệp (Điều 110), Tội tham ô tài sản (Điều 353) và Tội nhận hối lộ (Điều 354).

Như vậy, dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 08/18 tội danh (44,44%) có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

(2) Sửa đổi một số quy định khác liên quan đến hình phạt tử hình

- Bổ sung quy định về việc Tòa án có thể tuyên hoãn thi hành án tử hình 02 năm đối với người bị kết án tại thời điểm tuyên bản án tử hình. Quy định này vừa đảm bảo tính nhân đạo, vừa phù hợp với thực tiễn và giải quyết một số vướng mắc bất cập về thời hạn nêu trên.

Theo tổng kết thực tiễn, trường hợp thi hành án tử hình nhanh nhất cũng mất 16 tháng với bị án không xin ân giảm và 30 tháng với bị án xin ân giảm, nên việc tạm hoãn 02 năm là phù hợp; Trong 02 năm đó, các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự có thời gian để thực hiện khắc phục hậu quả (nộp 3 /4 tài sản tham nhũng để chuyển thành tù chung thân). Mặt khác, việc quy định thời hạn áp dụng khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự là 02 năm vừa đảm bảo công bằng tránh việc lợi dụng. Thời hạn 02 năm để xét đơn ân giảm cũng giúp giảm áp lực cho Chủ tịch nước và các cơ quan giải quyết đơn xin ân giảm.

- Bổ sung quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự về trường hợp hết thời hiệu thi hành bản án tử hình, theo đó, sau khi hết thời hiệu thi hành bản án tử hình, người bị kết án tử hình được chuyển xuống hình phạt tù chung thân hoặc chung thân không xét giảm án; bổ sung quy định về thủ tục tố tụng khi người bị kết án được chuyển sang hình phạt tù chung thân hoặc chung thân không xét giảm án.

(3) Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Hình sự để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn

- Bổ sung quy định về việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu về đổi mới, sáng tạo theo tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024.

- Nâng các mức định lượng tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm để định khung cơ bản, định khung hình phạt để nhằm bảo đảm phù hợp với sự biến động của giá cả tăng lên so với thời gian trước đây:

Nâng mức định khung cơ bản đối với một số tội có định lượng tài sản thấp như Tội trộm cắp tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (2.000.0000 đồng), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (4.000.000 đồng); mức định khung cơ bản của Tội đánh bạc, Tội tổ chức đánh bạc là 5.000.000 đồng... bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện tại; nâng mức định khung là số lượng người bị hại tại Điều 348 (tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh, xuất cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép), Điều 349 (tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép), Điều 350 (tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước 7 ngoài trái phép) để đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biến của loại tội phạm này và tương ứng với mức hành phạt tương đối nghiêm khắc trong các tội này.

- Hạ thấp các mức định lượng trực tiếp liên quan đến tội phạm để định khung hình phạt đối với một số tội, một số hành vi để đảm bảo tính răn đe, không bỏ lọt tội phạm, góp phần xử lý những loại tội gây bức xúc trong quần chúng nhân dân như, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm, hành vi này trong thực tiễn:

Hạ thấp mức định lượng làm căn cứ định tội, định khung, định khoản trong nhóm các tội phạm về môi trường, đặc biệt là các loại hành vi chôn, lấp, xả chất thải ra môi trường; xác định Ketamine là loại chất ma túy cụ thể trong các khung hình phạt của các tội phạm về ma túy, qua đó hạ mức định lượng để định khung đối với hành vi liên quan đến chất này trong các tội về ma túy; bổ sung tội danh sử dụng trái phép chất ma túy... để phù hợp với thực tiễn hiện nay.

- Nâng mức hình phạt đối với một tội danh và một số hành vi để đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế như tội phạm về môi trường, ma túy nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai.

- Bổ sung thêm một số hình phạt chính và hình phạt bổ sung để phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm:

+ Bổ sung hình phạt chính là tù chung thân không xét giảm án;

+ Bổ sung hai hình phạt bổ sung gồm: cấm nhập cảnh, giám sát điện tử.

- Bổ sung một số quy định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn:

+ Bổ sung quy định về thời hiệu thi hành bản án trục xuất; bổ sung quy định về tạm định chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt; bổ sung tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự;

+ Bổ sung quy định về hình phạt trục xuất tại các điều luật cụ thể;

+ Bổ sung quy định về thời hạn cấm cư trú được tính kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù hoặc từ ngày được tha tù trước thời hạn có điều kiện;

+ Chỉnh lý các quy định để đảm bảo kỹ thuật lập pháp: thống nhất sử dụng các thuật ngữ trong Bộ luật Hình sự; trình bày phạm vi của khung hình phạt thống nhất, logic, không giao thoa, không quá rộng; trình bày để phân biệt rõ về yếu tố lỗi, phân loại tội phạm trong các tội do pháp nhân thương mại thực hiện; chỉnh lý quy định để phân hóa rõ hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính và hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung; chỉnh lý để quy định xác định khối lượng các chất ma túy tại các khoản trong các điều luật về ma túy để đảm bảo tính khoa học, thống nhất…

Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phạm và hình phạt.

Bộ luật hình sự Tải về Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn; sửa đổi, bổ sung
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Quyết định 690 QĐ-TTg năm 2025 ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi)?
Pháp luật
So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017?
Pháp luật
Toàn văn dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025? So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi và Bộ luật Hình sự 2015?
Pháp luật
Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
Pháp luật
Đã có Nghị quyết mới hướng dẫn Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án như thế nào? Xem toàn văn Nghị quyết ở đâu?
Pháp luật
Bộ luật Hình sự mới nhất 2023? Văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự? Bộ luật Hình sự đã bị sửa đổi, bổ sung bởi những văn bản nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ luật hình sự
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
18 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ luật hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ luật hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào