Sẽ hoàn thành nghiên cứu, bổ sung quy định sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân để đăng ký thuê bao trong tháng 10 năm 2024?
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân sẽ dùng đăng ký thuê bao theo Chỉ thị của Chính phủ?
Ngày 11/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
Cụ thể theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông quán triệt và thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn, hoàn thành trong tháng 2 năm 2024.
- Chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng, nguồn vốn ngân sách nhà nước, hoàn thành trong tháng 9 năm 2024.
- Xây dựng, tham mưu trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Viễn thông 2023, trong đó nghiên cứu, bổ sung quy định sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân để đăng ký thuê bao, hoàn thành trong tháng 10 năm 2024.
- Triển khai các nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết 175/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
=> Như vậy theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu, xây dựng trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Viễn thông 2023, trong đó nghiên cứu, bổ sung quy định sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân để đăng ký thuê bao, hoàn thành trong tháng 10 năm 2024.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân sẽ dùng đăng ký thuê bao trong năm 2024 theo Chỉ thị của Chính phủ? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như sau:
(1) Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1:
Công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD như sau:
Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
Bước 2: Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD.
Thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
(2) Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
+ Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 4: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
+ Đối với công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Việc định danh và xác thực điện tử được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc định danh và xác thực điện tử như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?