Sắp tới, việc cung cấp thông tin về chi phí vay nước ngoài do doanh nghiệp vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh sẽ được thực hiện như thế nào?
Khái niệm chi phí vay nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về khái niệm chi phí vay nước ngoài cụ thể như sau:
"Điều 3: Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Chi phí vay nước ngoài là tổng các chi phí phải trả bằng tiền mà Bên đi vay phải thanh toán cho Bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác, được quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm tính trên kim ngạch khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, các loại phí và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài, không bao gồm lãi phạt chậm trả, phí cam kết khi không rút vốn theo thỏa thuận, phí trả nợ trước hạn, phí thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ, phái sinh lãi suất và thuế nhà thầu."
Chi phí vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về chi phí vay nước ngoài cụ thể như sau:
Chi phí vay nước ngoài do Bên đi vay, Bên cho vay và các bên liên quan thỏa thuận nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá mức trần chi phí sau:
- Đối với khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ:
+ Lãi suất tham chiếu + 8%/năm trong trường hợp khoản vay nước ngoài sử dụng lãi suất tham chiếu; hoặc
+ SOFR Term Rate + 8%/năm trong trường hợp khoản vay nước ngoài không sử dụng lãi suất tham chiếu.
SOFR Term Rate quy định tại khoản này là lãi suất SOFR Term kỳ hạn 6 tháng do Tổ chức CME công bố trên Trang thông tin điện tử chính thức của Tổ chức CME, được xác định tại thời điểm gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài.
- Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam: lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam + 8%/năm.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam quy định tại khoản này là lãi suất thực hiện của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm bằng đồng Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài.
Chi phí vay nước ngoài
Nguyên tắc lập bảng dự tính chi phí vay nước ngoài dự kiến như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 9 Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về nguyên tắc lập bảng dự tính chi phí vay nước ngoài cụ thể như sau:
Bên đi vay chịu trách nhiệm lập Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chi phí vay nước ngoài được dự tính tại thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài;
- Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài phải được người đại diện theo pháp luật của Bên đi vay ký xác nhận về tính chính xác.
Thông tin về chi phí vay nước ngoài dự kiến như thế nào?
Đối với thông tin về chi phí vay nước ngoài thì tại khoản 3 Điều 9 Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định cụ thể như sau:
Bên đi vay cung cấp thông tin về chi phí vay nước ngoài như sau:
- Đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Bên đi vay xuất trình Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài khi rút vốn, trả nợ để Tổ chức tín dụng được phép nơi cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở phục vụ việc rút vốn, chuyển tiền thanh toán các chi phí vay nước ngoài của Bên đi vay và cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu.
- Đối với các khoản vay nước ngoài trung dài hạn: Bên đi vay kê khai các chi phí vay nước ngoài dự tính tại Đơn đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì Bên đi vay xuất trình Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài khi rút vốn, trả nợ để Tổ chức tín dụng được phép nơi cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở phục vụ việc rút vốn, chuyển tiền thanh toán các chi phí vay nước ngoài của Bên đi vay và cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu đối với các khoản vay ngắn hạn. Đối với các khoản vay nước ngoài trung dài hạn thì Bên đi vay kê khai các chi phí vay nước ngoài dự tính tại Đơn đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?