Sắp ban hành Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức CDNN trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phù hợp chương trình GDPT 2018?
- Sắp ban hành Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức CDNN trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phù hợp chương trình GDPT 2018?
- Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2023-2024?
- Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 như thế nào?
Sắp ban hành Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức CDNN trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phù hợp chương trình GDPT 2018?
Tại tổng hợp đề xuất của giáo viên về lương, phụ cấp, chế độ làm việc và nội dung trả lời của Bộ GD&ĐT do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tổng hợp
Đối với vấn đề: Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường Tiểu học/THCS dạy 2 buổi/ngày, số tiết học tăng so với Chương trình trước đây; ngoài ra, có một số môn học mới bắt buộc như Ngoại ngữ, Tin học. Tuy nhiên, định mức giáo viên/lớp theo quy định hiện nay (kể cả đã thực hiện tối đa) thì vẫn chưa phù hợp. Kính mong Bộ trưởng quan tâm, chỉ đạo quy định lại định mức GV/ lớp đảm bảo tính khoa học, đúng thực tiễn hiện nay, đồng thời bố trí đủ biên chế phục vụ dạy học.
Bộ GD&ĐT có trả lời như sau:
- Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã có nhiều thay đổi với yêu cầu cao hơn để phù hợp với xu thế phát triển, đòi hỏi giáo viên thường xuyên cập nhật chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên phải sáng tạo hơn, vai trò của giáo viên chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh để phát triển phẩm chất, năng lực của người học và có một số môn học mới, bắt buộc.
- Triển khai thực hiện Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phù hợp với điều kiện các vùng miền và chương trình giáo dục phổ thông 2018 (thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT).
Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong năm 2023. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ tổng hợp báo cáo của địa phương để đề xuất bổ sung biên chế giáo viên đến năm 2026 theo quyết định của Bộ Chính trị để bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp, đặc biệt khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo đó, trước tình hình định mức giáo viên/lớp theo quy định hiện nay (kể cả đã thực hiện tối đa) thì vẫn chưa phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ giáo dục và đào tạo đang triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phù hợp với điều kiện các vùng miền và chương trình giáo dục phổ thông 2018 (thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT)
Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong năm 2023.
Sắp ban hành Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức CDNN trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phù hợp chương trình GDPT 2018?
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2023-2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo như quy định trên, năm học 2023-2024 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đối với học sinh lớp 1,2,6,3,7,10 và đặc biệt các lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sẽ là lần đầu tiên được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Các lớp còn lại gồm lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm học 2024-2025.
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 như thế nào?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
- Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
- Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam,
Đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.
- Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
- Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
- Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:
+ Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
+ Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
+ Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?