Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố như thế nào?

Cho tôi hỏi: Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố như thế nào? Câu hỏi của anh Hải đến từ Thái Bình.

Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
1. Nội dung tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, bảo đảm tính khách quan, khoa học.
2. Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung sau đây:
a) Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
b) Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi;
c) Bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất lợi khác;
d) Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
e) Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
3. Cấm tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có nội dung sau đây:
a) Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
b) So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo.

Như vậy theo quy định trên tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung sau đây:

- Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

- Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi.

- Bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất lợi khác.

- Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi.

- Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn.

- Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.

Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố như thế nào?

Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
2. Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”; phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.
3. Nội dung, điều kiện, thủ tục quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Như vậy theo quy định trên việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

- Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ".

- Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”; phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 100/2014/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.

Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm
1. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ.

Như vậy theo quy định trên sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Sản phẩm dinh dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?
Pháp luật
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ được quảng cáo là có thể thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là trái luật đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi thì có bắt buộc đăng ký bản công bố sản phẩm không?
Pháp luật
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là gì? Tài liệu giáo dục về sử dụng sản phẩm này phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Pháp luật
Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ là loại thức ăn thế nào? Việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ được quy định thế nào?
Pháp luật
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm dinh dưỡng
908 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm dinh dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm dinh dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào