Quyết định về chức năng, quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được Bộ GTVT quy định như thế nào?
Mới đây, ngày 29/5/2023, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 :
- Cục Hàng không Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy; có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
- Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.
Như vậy, theo quy định Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy; có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và có trụ sở tại thành phố Hà Nội; tên giao dịch quốc tế là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.
Quyết định về chức năng, quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được Bộ GTVT quy định như thế nào? (Hình internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam là gì?
Tại Điều 2 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 đã nêu rõ một số nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam gồm:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định tại Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không.
2. Xây dựng để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển, cơ chế, chính sách về hàng không dân dụng.
3. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng.
4. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
5. Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành hàng không dân dụng, đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp và kiểm soát thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
...
24. Về tài chính, tài sản công:
a) Quản lý tài chính, tài sản và nguồn ngân sách được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp, từ nguồn thu phí của Cảng vụ hàng không, nguồn thu từ phí, lệ phí và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
b) Cục Hàng không Việt Nam được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Tổ chức thực hiện việc thu, nộp, điều chuyển các khoản phí, lệ phí và quản lý, sử dụng nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật.
25. Là cơ quan kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của các Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay trên cả nước.
26. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
27. Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.
Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam gồm những đơn vị nào?
Cơ cấu tổ chức Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 bao gồm:
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
- Phòng Tài chính.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay.
- Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay.
- Phòng Quản lý hoạt động bay.
- Phòng Vận tải hàng không.
- Phòng An ninh hàng không.
- Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế.
- Văn phòng.
- Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
- Cảng vụ hàng không miền Bắc.
- Cảng vụ hàng không miền Trung.
- Cảng vụ hàng không miền Nam.
- Trung tâm Y tế hàng không.
Theo đó, các tổ chức nêu trên phân công như sau:
- Tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Cơ quan của Cục, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà Cục được phân cấp quản lý;
- Tổ chức hành chính tương đương chi cục; tổ chức quy định tại khoản 16 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Đồng thời, Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức còn lại.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam gồm những những ai?
Tại Điều 4 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định về lãnh đạo Cục bao gồm:
- Cục Hàng không Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
+ Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
+ Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
+ Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?