Quyết định 315/QĐ-BNV về thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm năm 2025 thuộc phạm vi của Bộ Nội vụ?
Quyết định 315/QĐ-BNV về thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm năm 2025 thuộc phạm vi của Bộ Nội vụ?
Ngày 04/4/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.
TẢI VỀ Quyết định 315/QĐ-BNV
Theo đó, tại tiểu mục 1 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 hướng dẫn chi tiết thủ tục hành chính tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Bước 2: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích tiền lương của từng người lao động theo mức bằng 1% tiền lương tháng để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
(2) Cách thức thực hiện: Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
(3) Thành phần hồ sơ: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(4) Số lượng hồ sơ: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(5) Thời hạn giải quyết: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(6) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động.
(7) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan bảo hiểm xã hội.
(8) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
(9) Lệ phí: Không.
(10) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(11) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013.
*Trên đây là thông tin về "Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 về thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi của Bộ Nội vụ?"
Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 về thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi của Bộ Nội vụ? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Nguyên tắc ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
...
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc:
- Bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề
- Mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý:
- Vào quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức hỗ trợ nêu trên gửi Bộ Tài chính để chuyển một lần vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước.
Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp lớn hơn số phải hỗ trợ thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch; trường hợp số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau.
Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 có hiệu lực từ khi nào?
Hiệu lực thi hành được quy định tại Điều 2 Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025, cụ thể như sau:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định sau: số 1872/QĐ-LĐTBXH ngày 22/12/2015, số 1499/QĐ-LĐTBXH ngày 28/10/2016, số 572/QĐ-LĐTBXH ngày 17/5/2021, số 343/QĐ-LĐTBXH ngày 30/3/2023, số 493/QĐ-LĐTBXH ngày 25/4/2023, số 1560/QĐ-LĐTBXH ngày 17/10/2023, số 351/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/4/2025.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào?
- Mua nhà ở xã hội để tái định cư thì trong trường hợp nào phải bốc thăm trước khi ký kết hợp đồng mua bán?
- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có bị thôi áp dụng chính sách đối với người có tài năng không?
- Công trình không theo tuyến sử dụng mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng nào theo Nghị định 175?
- Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức hành chính tương đương chi cục đúng không? Trụ sở của Khu Quản lý đường bộ IV ở đâu?