Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022: Bộ Y tế hướng dẫn xác định F0, F1, kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong các cơ sở KCB?

Xác định F0, F1 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế như thế nào? Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở KCB? Đây là câu hỏi của chị Trang đến từ Bến Tre.

Đại cương về SARS-CoV-2 và COVID-19?

Tại Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có nêu ra đại cương SARS-CoV-2 và COVID-19 cụ thể rằng:

Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn gồm nhiều chủng khác nhau. Một số chủng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus Corona từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS). Chủng vi rút Corona được xác định năm 2019 (SARS-CoV-2) là chủng mới, chưa từng xuất hiện ở người. SARS-CoV-2 có khả năng lây từ người sang người và đã gây đại dịch đường hô hấp được gọi là dịch COVID-19.

Tính đến tháng thời điểm cuối tháng 8 năm 2022, sau hơn 2 năm gây dịch ở 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, toàn thế giới có trên 596 triệu ca COVID-19, trong đó trên 6,4 triệu người tử vong1, số ca tử vong đã giảm đi đáng kể ở nhiều quốc gia sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tuy nhiên số mắc mới hàng ngày vẫn đang có xu hướng tăng tại một số quốc gia. Tại Việt Nam, đến cuối tháng 8 năm 2022 đã có gần 11,4 triệu người xác định nhiễm SARS-COV-2, trong đó có 43.110 ca tử vong2.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút lây truyền qua 3 đường sau:

- Lây truyền qua không khí: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp nhỏ (hạt khí dung) phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi hít phải hạt khí dung chứa SARS-CoV-2 đi qua không khí ở khoảng cách gần, ví dụ khoảng cách hội thoại hay còn gọi là lây truyền qua khí dung hoặc không khí trong phạm vi gần. Vi rút cũng có thể lây lan ở những nơi thông gió kém và /hoặc ở nơi đông người do các giọt khí dung mang virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí và có thể phát tán trong phạm vi rộng (xa hơn khoảng cách hội thoại) hay còn gọi là lây truyền qua không khí trong phạm vi rộng.

- Lây truyền qua giọt bắn: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi các tiểu phần dịch tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, hoặc miệng.

- Lây truyền qua tiếp xúc: Lây nhiễm cũng có thể xảy ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với các bề mặt ô nhiễm vi rút sau đó động chạm vào các vị trí nhạy cảm (mắt, mũi, miệng).

Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022: Xác định F0, F1 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế? Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở KCB?

Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022: Bộ Y tế hướng dẫn xác định F0, F1, kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong các cơ sở KCB? (Hình từ Internet)

Xác định F0, F1 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế?

Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có đưa ra hướng dẫn để xác định các ca bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y Tế cụ thể như sau:

Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ)

- Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:

+ Sốt và ho; hoặc

+ Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

- Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại điểm b, c của mục 2.2).

- Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.

Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

Ca bệnh xác định (F0)

- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).

- Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm a, điểm c của mục 2.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Người tiếp xúc gần (F1)

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng Phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định:

- Đối với ca bệnh xác định có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 3 ngày sau khi hết triệu chứng (sốt và các triệu chứng đường hô hấp).

- Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy mẫu có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Về nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì tại Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có hướng dẫn rằng Thực hiện phòng ngừa chuẩn (PNC) kết hợp với phòng ngừa qua đường không khí, đường tiếp xúc và đường giọt bắn trong thăm khám, điều trị, chăm sóc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cụ thể như sau:

Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn bao gồm các biện pháp sau:

- Vệ sinh tay theo 5 thời điểm VST và theo kỹ thuật VST 6 bước.

- Sử dụng phương tiện PHCN phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết.

- Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi.

- Thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc NB.

- Xử lý dụng cụ chăm sóc NB tái sử dụng đúng quy trình.

- Thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn.

- Vệ sinh môi trường chăm sóc NB. Kiểm soát môi trường là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Các bề mặt môi trường cần phải được khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn bề mặt được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.

- Xử lý chất thải đúng quy định.

- Sắp xếp NB an toàn.

+ Xếp NB nhiễm SARS-CoV-2 có tình trạng bệnh nặng vào phòng cấp cứu khu cách ly hoặc phòng cách ly có đầy đủ phương tiện cấp cứu riêng biệt.

+ Xếp NB không có biểu hiện nặng vào buồng riêng hoặc có thể sắp xếp theo nhóm cùng bệnh chung buồng.

+ Không xếp người có xét nghiệm SARS-CoV-2 (+) với những người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền

- Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí (Airbome Precautions)

Những biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí bao gồm:

+ Xếp NB nằm phòng cách ly riêng. Trường hợp không thể bố trí phòng riêng cần sắp xếp NB cùng nhóm đã xác định nhiễm chung phòng.

+ Đảm bảo thông khí an toàn: thông khí tự nhiên, thông khí cơ học hoặc phối hợp nhưng số lần luân chuyển khí/giờ phải đạt ≥12 luồng khí/giờ. Có thể dùng hệ thống hút khí ra ngoài (thấp bên dưới, cách nền nhà 10-15cm) ra khu vực không có người qua lại và tránh cho không khí đã ô nhiễm tái lưu thông vào khu vực buồng bệnh.

+ Mang khẩu trang N95 khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật tạo khí dung (thở máy, đặt nội khí quản, thở máy không xâm nhập v.v) hoặc những nơi không đảm bảo hoặc không đánh giá được tình trạng thông khí.

+ Hạn chế vận chuyển NB. Chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết. Mang khẩu trang y tế cho NB khi ra khỏi phòng.

+ Tiến hành thủ thuật trong phòng riêng với cửa ra vào phải đóng kín, thông khí an toàn và cách xa những NB khác.

+ Lựa chọn dụng cụ và phương pháp hút đờm kín cho NB có thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định hút đờm.

- Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc (Contact Precautions)

Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc chú ý các điểm:

+ Các loại phương tiện PHCN cần mang khi vào phòng cách ly (áo choàng, găng tay). Trong quá trình chăm sóc NB cần thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi rút, vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu, dịch tiết...). Trường hợp cần phẫu thuật, thủ thuật vô khuẩn thì mang áo choàng dùng 1 lần vô khuẩn để thực hiện phẫu thuật thủ thuật (xem chi tiết tại phần Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện PHCN).

+ Mang phương tiện PHCN khi vào phòng NB và cởi bỏ trước khi ra khỏi phòng đệm, lưu ý không để phương tiện PHCN chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác khi cởi bỏ. Sau khi đã tháo găng và VST, không được chạm vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng đệm.

+ Hạn chế tối đa việc vận chuyển NB ra ngoài buồng cách ly. Cố gắng sử dụng các kỹ thuật thăm khám, điều trị, chăm sóc tại giường (X-quang, siêu âm...), nếu cần phải vận chuyển thì phải thông báo trước với nơi sẽ chuyển đến, cho NB mang khẩu trang y tế trong quá trình vận chuyển, trong trường hợp có tổn thương da phải che phủ tránh phát tán nguồn nhiễm, sử dụng các lối đi vận chuyển riêng được xác định trước để giảm thiểu phơi nhiễm cho NVYT, NB khác và người khác.

+ Dụng cụ, thiết bị dùng trong khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc NB: Nên sử dụng một lần cho từng NB riêng biệt, có dụng cụ dùng riêng cho mỗi NB thì dụng cụ cần làm sạch, khử khuẩn/tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho NB khác.

- Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet Precautions)

Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn cần chú ý các điểm sau:

+ Mang khẩu khẩu trang N95, áo choàng, găng tay khi chăm sóc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm mà không có thực hiện các thủ thuật xâm lấn, thủ thuật có thể tạo khí dung. Mang khẩu trang N95, áo choàng, găng tay, kính bảo vệ mắt hoặc tấm che mặt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn, thủ thuật tạo khí dung trên NB nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm SARS-CoV- 2 (xem chi tiết tại phần Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện PHCN).

+ Hạn chế tối đa vận chuyển NB ra ngoài buồng cách ly, nếu cần phải vận chuyển thì phải cho NB mang khẩu trang y tế, sử dụng lối đi riêng để vận chuyển người bệnh nhằm tránh lây nhiễm cho NVYT, NB khác và người khác.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
2,983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào