Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?

Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?

Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?

Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

Ban hành kèm theo Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) gồm: Danh mục thuật ngữ và 43 chuẩn mực kiểm toán nhà nước có số hiệu và tên gọi cụ thể như sau:

(1) CMKTNN 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

(2) CMKTNN 130 - Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp

(3) CMKTNN 140 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán

(4) CMKTNN 150 - Năng lực của kiểm toán viên nhà nước

(5) CMKTNN 200 - Các nguyên tắc của kiểm toán tài chính

(6) CMKTNN 300 - Các nguyên tắc của kiểm toán hoạt động

(7) CMKTNN 400 - Các nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

(8) CMKTNN 2200 - Mục tiêu tổng thể và yêu cầu đối với kiểm toán viên nhà nước thực hiện cuộc kiểm toán tài chính theo chuẩn mực kiểm toán nhà nước

(9) CMKTNN 2220 - Kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán tài chính

(10) CMKTNN 2230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính

(11) CMKTNN 2240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính

(12) CMKTNN 2250 - Đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán tài chính

(13) CMKTNN 2260 - Trao đổi các vấn đề với đơn vị được kiểm toán trong kiểm toán tài chính

(14) CMKTNN 2300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính

(15) CMKTNN 2315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán tài chính

(16) CMKTNN 2320 - Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán tài chính

(17) CMKTNN 2330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên nhà nước đối với rủi ro đã đánh giá trong kiểm toán tài chính

(18) CMKTNN 2402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài trong kiểm toán tài chính

(19) CMKTNN 2450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán tài chính

(20) CMKTNN 2500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính

(21) CMKTNN 2505 - Xác nhận từ bên ngoài đối với cuộc kiểm toán tài chính

(22) CMKTNN 2510 - Kiểm toán số dư đầu kỳ trong kiểm toán tài chính

(23) CMKTNN 2520 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính

(24) CMKTNN 2530 - Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính

(25) CMKTNN 2540 - Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính

(26) CMKTNN 2550 - Các bên liên quan trong kiểm toán tài chính

(27) CMKTNN 2560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán

(28) CMKTNN 2570 - Kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán tài chính

(29) CMKTNN 2580 - Giải trình bằng văn bản trong kiểm toán tài chính

(30) CMKTNN 2600 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất

(31) CMKTNN 2610 - Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ trong kiểm toán tài chính

(32) CMKTNN 2620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính

(33) CMKTNN 2700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính

(34) CMKTNN 2701 - Trình bày các vấn đề kiểm toán quan trọng của cuộc kiểm toán trong báo cáo kiểm toán

(35) CMKTNN 2705 - Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính

(36) CMKTNN 2706 - Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán tài chính

(37) CMKTNN 2710 - Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh

(38) CMKTNN 2720 - Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước đối với thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán

(39) CMKTNN 2800 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt

(40) CMKTNN 2805 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính

(41) CMKTNN 2810 - Đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt

(42) CMKTNN 3000 - Chuẩn mực kiểm toán hoạt động

(43) CMKTNN 4000 - Chuẩn mực kiểm toán tuân thủ

TẢI VỀ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN tại đây.

Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?

Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN? (Hình từ Internet)

Danh mục thuật ngữ sử dụng trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào?

Danh mục thuật ngữ sử dụng trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước được kèm theo Quyết định số 08/2024/QĐ-KTNN, cụ thể:

Danh mục thuật ngữ này áp dụng cho tất cả các chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) trong Hệ thống CMKTNN; các thuật ngữ áp dụng cho từng CMKTNN được quy định cụ thể trong mục Giải thích thuật ngữ của từng CMKTNN. Các thuật ngữ trong Hệ thống CMKTNN được hiểu như sau:

01. Ba bên liên quan: Các cuộc kiểm toán có liên quan đến ít nhất ba bên khác nhau: Kiểm toán nhà nước, đối tượng chịu trách nhiệm và đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Mối quan hệ giữa các bên được quy định cụ thể trong Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

(i) Kiểm toán nhà nước: Là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước được quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan và các quy định của Kiểm toán nhà nước;

(ii) Đối tượng chịu trách nhiệm: Là các đơn vị được kiểm toán; các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đơn vị được kiểm toán, chịu trách nhiệm quản lý đơn vị được kiểm toán hay chịu trách nhiệm thực thi các kiến nghị kiểm toán liên quan. Trách nhiệm của các đối tượng này thực hiện theo pháp luật và các quy định;

(iii) Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán: Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật hiện hành.

02. Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ quy định. Báo cáo tài chính thường có nghĩa là một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cho mục đích chung, bao gồm cả các thuyết minh có liên quan. Các thuyết minh có liên quan thường bao gồm phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Các quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng sẽ xác định cách trình bày, cấu trúc và nội dung của báo cáo tài chính và các bộ phận cấu thành bộ báo cáo tài chính đầy đủ.

03. Báo cáo tài chính cho mục đích chung: Là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung.

04. Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt: Là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt như: Báo cáo về các khoản thu, chi trên cơ sở kế toán tiền mặt mà một tổ chức có thể phải lập theo yêu cầu của các cơ quan quản lý; báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hoặc nhà tài trợ; báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu riêng của cơ quan quản lý, cơ quan lập pháp hoặc các bên khác thực hiện chức năng giám sát; hoặc báo cáo tình hình tài chính theo các quy định của hợp đồng hay một văn bản thỏa thuận...

05. Báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính: Là một báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc một yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính bao gồm cả các thuyết minh liên quan kèm theo. Các thuyết minh liên quan thường bao gồm bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin giải thích khác liên quan đến báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố của một báo cáo tài chính.

06. Bằng chứng kiểm toán: Là tài liệu, thông tin do kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận và kiến nghị kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác.

07. Đảm bảo hợp lý: Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao nhưng không phải tuyệt đối.

08. Đảm bảo hạn chế: Các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong một cuộc kiểm toán có sự đảm bảo hạn chế thường có giới hạn hơn so với các thủ tục cần thực hiện để đạt được sự đảm bảo hợp lý. Tuy nhiên, theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước, sự đảm bảo hạn chế có giá trị nhất định đối với đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.

09. Giải trình bằng văn bản: Là các giải thích của đơn vị được kiểm toán được thể hiện dưới hình thức văn bản, cung cấp cho kiểm toán viên nhà nước để xác nhận một số vấn đề nhất định hoặc hỗ trợ cho các bằng chứng kiểm toán khác. Giải trình bằng văn bản trong trường hợp này không bao gồm báo cáo tài chính, các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính hoặc sổ, chứng từ kế toán.

10. Hành vi không tuân thủ: Là các hành vi bỏ sót hay vi phạm, cố ý hay vô ý được thực hiện bởi đơn vị hoặc lãnh đạo đơn vị, các cá nhân làm việc cho đơn vị hoặc dưới sự chỉ đạo của đơn vị, trái với pháp luật và các quy định hiện hành. Hành vi không tuân thủ không bao gồm các vấn đề mang tính cá nhân không liên quan đến hoạt động của đơn vị.

11. Hoài nghi nghề nghiệp: Là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với những tình huống cụ thể có thể là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận và đánh giá cẩn trọng đối với các bằng chứng kiểm toán. Các tình huống có thể nghi vấn như:

(i) Các bằng chứng kiểm toán mâu thuẫn với nhau;

(ii) Thông tin dẫn đến việc nghi ngờ về độ tin cậy của các tài liệu và kết quả phỏng vấn đã được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán;

(iii) Các sự kiện có thể là dấu hiệu của gian lận;

(iv) Các tình huống yêu cầu phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung ngoài những thủ tục mà chuẩn mực kiểm toán yêu cầu.

12. Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên nhà nước thu thập, phân loại, sử dụng hoặc các tài liệu làm việc do kiểm toán viên nhà nước lập trên cơ sở dữ liệu thu thập được và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể.

13. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung: Là khuôn khổ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhiều đối tượng phổ biến. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể là khuôn khổ về trình bày hợp lý hoặc khuôn khổ về trình bày tuân thủ.

(i) Khuôn khổ về trình bày hợp lý được sử dụng để chỉ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính yêu cầu phải tuân thủ các quy định của khuôn khổ đó và: (a) Thừa nhận rõ ràng rằng, để đạt được sự trình bày hợp lý của báo cáo tài chính, lãnh đạo đơn vị được kiểm toán có thể phải thuyết minh nhiều hơn so với các quy định cụ thể của khuôn khổ đó hoặc (b) Thừa nhận rõ ràng rằng, lãnh đạo đơn vị được kiểm toán có thể thực hiện khác với yêu cầu của khuôn khổ để đạt được mục đích trình bày báo cáo tài chính một cách hợp lý. Những trường hợp như vậy được coi là cần thiết chỉ trong một số tình huống rất hãn hữu;

(ii) Khuôn khổ về trình bày tuân thủ được sử dụng để chỉ khuôn khổ về việc lập và trình bày báo cáo tài chính mà yêu cầu phải tuân thủ các quy định của khuôn khổ đó nhưng không bao gồm việc thừa nhận điểm (a) hoặc (b) trên đây.

14. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt: Là khuôn khổ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính cụ thể của một số đối tượng nhất định.

15. Khuôn khổ về lập và trình bày thông tin tài chính: Là các yêu cầu hoặc quy định phải tuân theo khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng lẻ; các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục nhất định của báo cáo tài chính được trình bày theo khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính (báo cáo tài chính đầy đủ); các báo cáo tài chính được lập và trình bày cho mục đích đặc biệt; hoặc báo cáo tài chính tóm tắt.

16. Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Kiểm toán hoạt động tập trung vào việc xem xét: Các chương trình, dự án, hoạt động hoặc công quỹ có được vận hành hoặc thực thi theo các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực không và có cần cải tiến không. Theo đó, kiểm toán viên nhà nước đối chiếu kết quả thực hiện với các tiêu chí phù hợp; phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch so với các tiêu chí đó cũng như các vấn đề khác để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và đưa ra kiến nghị để cải thiện tình hình.

17. Kiểm toán tài chính: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán tài chính tập trung vào việc xác định xem báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính của đơn vị có được trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính và các quy định hiện hành khác có liên quan không. Điều này đạt được thông qua việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho phép kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về việc thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.

18. Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá sự tuân thủ của các hoạt động, giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu theo các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán. Các quy định đó được xác định là các tiêu chí kiểm toán như: Các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Khi các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ có thể kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung về quản trị hoạt động hoặc các thông lệ tốt được chấp nhận mà đơn vị phải thực hiện.

19. Kiểm toán viên nhà nước: Là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

20. Lãnh đạo đơn vị được kiểm toán: Bao gồm thủ trưởng hoặc người đứng đầu đơn vị và những cá nhân được ủy quyền của thủ trưởng hoặc người đứng đầu đơn vị, Ban lãnh đạo, Hội đồng quản lý, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc.

21. Ngày lập báo cáo kiểm toán: Là ngày Kiểm toán nhà nước phát hành và ghi trên báo cáo kiểm toán; ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà kiểm toán viên nhà nước thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

22. Phạm vi kiểm toán: Là giới hạn về không gian, thời gian và quy mô của cuộc kiểm toán liên quan đến đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là một hướng cụ thể hóa mục tiêu này.

23. Pháp luật và các quy định: Là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và các quy định khác (kể cả các quy định quốc tế) liên quan phù hợp mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ.

24. Tài liệu kiểm toán: Là các ghi chép được lưu trữ trên giấy, trên phim ảnh, trên các phương tiện tin học và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật hiện hành về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đã thu thập, đánh giá của kiểm toán viên nhà nước và các cấp có thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước.

25. Tài liệu kế toán: Là các ghi chép ban đầu và chứng từ, tài liệu đi kèm như séc, chứng từ chuyển khoản điện tử; hóa đơn; hợp đồng; sổ cái và sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ hàng ngày và các điều chỉnh khác cho báo cáo tài chính không được phản ánh trong chứng từ ghi sổ hàng ngày và các tài liệu như bảng phân bổ chi phí, bảng tính toán, đối chiếu, thuyết minh.

26. Thông tin tài chính: Là các báo cáo tài chính riêng lẻ; các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục nhất định của báo cáo tài chính được trình bày theo khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính (báo cáo tài chính đầy đủ); các báo cáo tài chính được lập và trình bày cho mục đích đặc biệt; hoặc báo cáo tài chính tóm tắt.

27. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên nhà nước về rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán đó.

28. Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: Là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải bảo đảm phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ kiểm toán viên nhà nước đưa ra các đánh giá làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.

Xét đoán chuyên môn: Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp về các lĩnh vực như: Tài chính, kế toán, kiểm toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán… và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, giúp kiểm toán viên nhà nước đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán.

Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN có hiệu lực khi nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN quy định:

Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN thi hành từ ngày 30/12/2024.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
265 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước Chuẩn mực kiểm toán nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước Xem toàn bộ văn bản về Chuẩn mực kiểm toán nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào