Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?
Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thông đặc biệt khó khăn như sau:
(1) Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:
+ Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;
+ Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);
+ Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia;
+ Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học kỳ).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
(2) Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương trong năm học; thời gian ban hành Quyết định hỗ trợ gạo trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
(3) Phương thức vận chuyển, giao nhận
- Các đơn vị dự trữ quốc gia tự tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh và giao cho đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tại trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh được hỗ trợ;
- Đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đến các trường học, cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ.
(4) Thời gian giao nhận gạo
Thời gian giao nhận gạo cụ thể thực hiện theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
(5) Quy trình xuất cấp gạo
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xuất cấp gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho học sinh tại các địa phương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận gạo và cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
(6) Quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh
- Gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh khi xuất cấp, tiếp nhận phải được quản lý chặt chẽ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương để có kế hoạch triển khai thực hiện, phân phối kịp thời gạo dự trữ quốc gia đến đúng đối tượng quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, phân phối, sử dụng gạo hỗ trợ cho học sinh của địa phương mình;
- Định kỳ kết thúc năm học, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo việc tiếp nhận, phân phối gạo cho học sinh đến Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
.Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?
Học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ bao nhiêu gạo trong mỗi tháng?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Theo đó, mỗi tháng thì học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 15kg gạo và việc hỗ trợ gạo này được thực hiện không quá 9 tháng trong 01 năm cho mỗi học sinh.
Nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn như sau:
- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền nhà ở cho học sinh và hỗ trợ mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hỗ trợ lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú và kinh phí phục vụ tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh tại trường, kinh phí vận chuyển gạo được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm của địa phương. Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất bao gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, giường nằm và mua sắm các thiết bị kèm theo được bố trí từ nguồn ngân sách xây dựng cơ bản hằng năm của địa phương, kinh phí chương trình Mục tiêu của ngành giáo dục, kinh phí lồng ghép các chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn gạo hỗ trợ từ nguồn gạo dự trữ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?