Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
- Quy trình thu thập dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
- Quy trình xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
- Quy trình sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
Quy trình thu thập dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định việc Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật như sau:
- Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau:
+ Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
+ Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
+ Dịch vụ bưu chính;
+ Kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Quyền của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
+ Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này;
+ Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
+ Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định việc Yêu cầu và giá trị sử dụng của dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật như sau:
- Yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:
+ Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;
+ Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
+ Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
- Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định việc Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu như sau:
- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt:
+ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp xã;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.
- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa:
+ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội, Công an cấp xã;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa;
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.
- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông hàng hải:
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải, Cảng vụ hàng hải;
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
+ Kiểm ngư;
+ Cảnh sát giao thông.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông hàng không dân dụng:
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không;
+ Cảng vụ hàng không;
+ Quản lý xuất nhập cảnh; Công an cấp xã; Đồn Công an.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;
+ Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát giao thông, Quản lý xuất nhập cảnh, Công an cấp xã;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường; thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa, hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải;
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
+ Hải quan;
+ Quản lý thị trường;
+ Kiểm lâm, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
+ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an cấp xã;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải, Cảng vụ hàng hải;
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
+ Hải quan;
+ Kiểm lâm.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng, chống ma túy:
+ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp xã;
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
+ Hải quan;
+ Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
+ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an cấp xã;
+ Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế;
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
+ Thanh tra Giao thông vận tải;
+ Quản lý thị trường;
+ Hải quan;
+ Thanh tra Giáo dục và Đào tạo;
+ Thanh tra Khoa học và Công nghệ.
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về trình tự tiếp nhận, thu thập dữ liệu:
- Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện cung cấp dữ liệu theo quy định tại Nghị định này;
- Thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu từ các nguồn quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được cung cấp không có tên, địa chỉ rõ ràng, cụ thể của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu nhưng có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm và có cơ sở để kiểm tra, xác minh thì cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền tiếp nhận, thu thập dữ liệu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định;
- Vào sổ và báo cáo công tác tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
Dữ liệu tiếp nhận, thu thập được phải ghi chép vào sổ hoặc phần mềm theo dõi và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý theo quy định.
Quy trình xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập được như sau:
- Dữ liệu thuộc thẩm quyền xử lý thì tiến hành thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
- Dữ liệu không thuộc thẩm quyền xử lý thì chuyển cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc xác minh;
- Kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định này thì không phải thực hiện việc xác minh; việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Căn cứ Điều 21 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định quy trình xác minh dữ liệu và kết luận vụ việc như sau:
- Thời hạn xác minh và sử dụng dữ liệu để xác minh:
+ Thời hạn xác minh không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh;
+ Thời hạn sử dụng dữ liệu để xác minh được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
- Nội dung xác minh:
+ Có hay không có hành vi vi phạm hành chính; thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính;
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
+ Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Các tình tiết khác có liên quan (nếu có).
- Biện pháp xác minh: người có thẩm quyền có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp nghiệp vụ sau đây để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm rõ vụ việc:
+ Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị để phát hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính;
+ Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu; cá nhân, tổ chức bị phản ánh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức có liên quan, người làm chứng, biết vụ việc xảy ra, để thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc;
+ Xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc;
+ Trưng cầu giám định dữ liệu, mẫu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về giám định;
+ Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục xác minh:
+ Người có thẩm quyền tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập tổ xác minh. Trường hợp thành lập tổ xác minh phải có từ 02 người trở lên.
Khi tiến hành xác minh thực tế, làm việc với cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu, cá nhân, tổ chức bị phản ánh vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tiến hành xác minh và những người có liên quan trong buổi làm việc. Trường hợp cá nhân, tổ chức không ký vào biên bản thì trong biên bản phải ghi rõ việc cá nhân, tổ chức không ký;
+ Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về kết quả xác minh;
+ Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được phải được ghi nhận bằng văn bản và lưu trữ vào hồ sơ vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Kết luận vụ việc:
Căn cứ dữ liệu tiếp nhận, thu thập được, kết quả xác minh, người có thẩm quyền phải kết luận nội dung vụ việc, thực hiện như sau:
+ Trường hợp phát hiện có vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp xác định không có vi phạm hành chính hoặc không đủ căn cứ để chứng minh vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính thuộc trường hợp quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính;
+ Trường hợp trong và sau quá trình xác minh, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính? (hình từ internet)
Quy trình sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định việc sử dụng Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông như sau:
- Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng kết quả thu thập được từ thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe, thiết bị ghi âm và ghi hình, hệ thống camera giám sát an ninh, điều hành giao thông, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải, thiết bị ghi tham số bay, hệ thống ghi dữ liệu tàu bay, hệ thống giám sát điều hành bay của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.
- Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định có liên quan tại Nghị định này;
+ Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật phải là nhân viên của tổ chức có phương tiện, thiết bị kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu, trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
+ Việc xử lý kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?