Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như thế nào?
- Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như thế nào?
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải cần phải đảm bảo các điều kiện nào?
- Quy trình xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như thế nào?
Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như sau:
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền.
Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trình người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP phê duyệt trước ngày 25 hàng tháng.
Trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.
- Căn cứ kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hàng tháng được phê duyệt, đơn vị quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập và triển khai kế hoạch tuần.
Kế hoạch tuần phải thể hiện rõ các nội dung: Thời gian, địa điểm, mục đích sử dụng; người sử dụng; tên phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Quy chuẩn (nếu có).
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được giao, nhận theo kế hoạch làm việc; việc giao, nhận được ghi chép trong sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trên có thể được xây dựng, phê duyệt trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng tháng, hàng tuần của đơn vị.
Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như thế nào?
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải cần phải đảm bảo các điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như sau:
Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các yêu cầu sau đây:
- Đối với các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh theo quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh trước khi đưa vào sử dụng;
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được bố trí cố định hoặc lưu động trên tuyến, địa bàn để phát hiện vi phạm hành chính.
Quy trình xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành giao thông vận tải như sau:
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, bảo đảm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
- Trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
- Trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền thực hiện:
+ Tiến hành xác định thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua các nguồn: Cơ sở dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; cơ sở dữ liệu về giấy phép, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; hệ thống giám sát và điều phối giao thông; hệ thống nhận dạng tự động tàu thuyền (AIS); hệ thống thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền (LRIT);
+ Ngay sau khi xác định được thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản này, người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan, đơn vị để giải quyết vụ việc theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP
Thông tư 51/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?