Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Giao thông vận tải gồm có những nội dung gì?
Đã có Quyết định về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Giao thông vận tải đúng không?
Ngày 25/5/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tại đây
Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được xác định theo khoản 2 Điều 1 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng: người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là “người có chức vụ, quyền hạn”), bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp(bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc; Giám đốc; Phó tổng giám đốc; Phó giám đốc; Kế toán trưởng; Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ);
d) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Như vậy, những đối tượng người có chức vụ, quyền hạn nêu trên sẽ chịu sự điều chỉnh bởi các quy tắc ứng xử ban hành tại Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023.
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Giao thông vận tải gồm có những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quy tắc ứng xử chung đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ GTVT là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Quy tắc ứng xử chung
1. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử quy định tại Mục 3, Chương II Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Chương IV Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Thực hiện trách nhiệm nêu gương theo Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK ngày 25/01/2017 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tình hình hiện nay và Quyết định số 140-QĐ/ĐU ngày 19/4/2022 của Đảng ủy Bộ Giao thông vận tải ban hành chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bộ Giao thông vận tải theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Thực hiện các chuẩn mực ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; chuẩn mực ứng xử trong quan hệ xã hội đã được quy định tại Quyết định số 1807/QĐ-BGTVT ngày 02/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Kế hoạch thực hiện Đề án Văn hóa công vụ; Quyết định số 2736/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện chế độ trách nhiệm của công chức thuộc Bộ Giao thông vận tải trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Như vậy, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải có các quy tắc ứng xử chung theo quy định nêu trên.
Trang phục, tác phong công việc đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ GTVT được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023, trang phục, tác phong công việc đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ GTVT được quy định như sau:
- Khi thực thi công vụ, nhiệm vụ, người có chức vụ, quyền hạn phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu.
+ Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành hoặc cơ quan, đơn vị và thuần phong, mỹ tục.
+ Đối với những cơ quan, đơn vị có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.
- Phải đeo thẻ công chức, viên chức (hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh theo quy định) trong suốt thời gian làm việc, thực thi công vụ.
- Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, tham dự các cuộc họp; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.
+ Trong giờ làm việc không rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền;
+ Không làm việc riêng, nghe nhạc, chơi điện tử và sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân.
- Hút thuốc đúng nơi quy định. Nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc (trừ trường hợp được sự đồng ý của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vào các dịp lễ, Tết, tiếp khách ngoại giao); thực hiện nghiêm quy định “đã uống rượu bia là không lái xe”.
Xem chi tiết tại Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?