Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm như sau:
- Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
- Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
+ Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;
+ Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
+ Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;
+ Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;
+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;
+ Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;
+ Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;
+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.
Như vậy, bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như trên.
Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy loại và nhóm loại?
Căn cứ khoản Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định phân loại hàng hóa nguy hiểm như sau:
Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
+ Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
+ Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
+ Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
+ Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
+ Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
+ Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
- Loại 2. Khí;
+ Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
+ Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
+ Nhóm 2.3: Khí độc hại.
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
- Loại 4;
+ Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
+ Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
+ Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
- Loại 5;
+ Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
+ Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
- Loại 6;
+ Nhóm 6.1: Chất độc.
+ Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
- Loại 7: Chất phóng xạ;
- Loại 8: Chất ăn mòn;
- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Như vậy, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại trong đó loại 1 có 6 nhóm, loại 2 có 3 nhóm, loại 4 có 3 nhóm, loại 5 có 2 nhóm, loại 6 có 2 nhóm.
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc về ai?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
5. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
6. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
7. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ chối cấp giấy phép đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ có hành trình đi qua công trình hầm, phà theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Như vậy, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do các Bộ có thẩm quyền cấp phép. Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?