Quy định mới về việc cấm mua bán bào thai? Những điểm mới của Luật phòng, chống mua bán người 2024?
Quy định mới về việc cấm mua bán bào thai?
Mua bán người là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài thực tế đã diễn ra tình trạng mua bán bào thai với mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội và vi phạm đạo đức vi phạm thần phong mỹ tục.
Nhằm ngăn chặn từ sớm những hành vi vi phạm này, Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2024 vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã bổ sung thêm điều khoản về nghiêm cấm hành vi mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2024
Các hành vi bị nghiêm cấm
…
2. Thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.
Như vậy, Luật Phòng chống mua bán người 2024 đã chính thức nghiêm cấm hành vi thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.
Quy định mới về việc cấm mua bán bào thai? Những điểm mới của Luật phòng, chống mua bán người 2024? (Hình từ Internet)
Hành vi mua bán bào thai bị xử phạt thế nào?
Hành vi mua bán bào thai (thai nhi) khi chưa ra đời phải bị xử lý hình sự, nhằm ngăn chặn từ sớm, từ xa hành vi mua bán người trước khi đứa trẻ được sinh ra. Việc bảo vệ bào thai trước những hành vi mua bán là vô cùng cấp thiết, vì thế hành vi này cần áp dụng xử lý hình sự.
Hành vi mua bán bào thai có thể xếp vào hành vi vi phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và bị xử phạt theo quy định Bộ luật hình sự 2015.
Theo Điều 151 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:
Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Tội mua bán người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
...
Theo khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như sau:
Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì mục đích thương mại;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với 06 người trở lên;
d) Gây chết người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nguyên tắc phòng, chống mua bán người ra sao?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về nguyên tắc phòng, chống mua bán người như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa mua bán người; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2024.
- Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
- Bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ.
- Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể không bị xử lý hành chính hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp liên ngành, chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tính cách người sinh ngày 7 tháng 4? Sinh ngày 7 4 thuộc mệnh gì? Ngày 7 4 có phải là lễ lớn hay không?
- Danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624? Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Trung dự kiến 2025?
- 12 cung hoàng đạo ngày 7 4 2025 thế nào? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 7 4 2025? Tử vi hôm nay của 12 cung hoàng đạo 7 4 2025?
- Đối tượng nào được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất năm 2025?
- Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em yêu quý mến? Dàn ý viết đoạn văn kể về một người hàng xóm?