Quy định mới về cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh năm 2024? Hướng dẫn cấp giấy phép hành nghề mới theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP?
Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh năm 2024?
Lưu ý: Quy trình này áp dụng đối với các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh năm 2024 đối với các chức danh trên như sau:
(1) Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ được lựa chọn một trong hai phương án liên quan đến cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Phương án 1: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
+ Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải hoàn thành việc thực hành và phải tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề
+ Trường hợp sau khi được cấp giấy phép hành nghề theo trên, nếu người đó tiếp tục đi học chuyên khoa và được cấp văn bằng chuyên khoa thì được lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa mà không phải thực hành và kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.
+ Trường hợp người được cấp văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 96/2023/NĐ-CP nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP trước khi nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
- Phương án 2: Tiếp tục học chuyên khoa và sau khi hoàn thành đào tạo chuyên khoa được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
+ Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề không phải thực hành theo nhưng phải tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề và đạt kết quả kiểm tra.
+ Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa theo quy định trên nhưng không nộp hồ sơ đề nghị tham gia kiểm tra đánh giá năng lực trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên khoa thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP trước khi nộp hồ sơ đề nghị tham gia kiểm tra đánh giá năng lực.
(2) Trường hợp người hành nghề tham gia các khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn, chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp
- Thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được đào tạo bằng văn bản.
- Trường hợp người hành nghề được chuyển giao kỹ thuật đối với kỹ thuật chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đủ năng lực thực hiện kỹ thuật theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 85 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được chuyển giao bằng văn bản.
(3) Trường hợp một người vừa có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và vừa có một hoặc nhiều giấy chứng nhận sau đây: Giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền
Thì được đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh quy định tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và phải thực hiện quy trình cấp theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều Điều 10 Nghị định 96/2023/NĐ-CP
Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề được cấp theo quy định tại khoản này bao gồm:
- Trường hợp được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng thì phạm vi hành nghề bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh được cấp giấy phép hành nghề và phạm vi hành nghề tương ứng với một hoặc nhiều giấy chứng nhận sau đây: giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Trường hợp được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thì phạm vi hành nghề bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh được cấp giấy phép hành nghề và phạm vi hành nghề tương ứng với kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.
Quy định mới về cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh năm 2024? Hướng dẫn cấp giấy phép hành nghề mới theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP?
Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các chức danh khác năm 2024?
Lưu ý: Quy định này áp dụng đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ nêu rõ quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các chức danh trên như sau:
(1) Người có giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định 96/2023/NĐ-CP
(2) Trường hợp người đã được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc người có giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền sau đó có thêm văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng phải thực hiện quy trình quy định tại Điều 10 Nghị định 96/2023/NĐ-CP
Cơ quan cấp phép hành nghề cấp giấy phép hành nghề mới đồng thời thu lại giấy phép hành nghề đã được cấp trước đó. Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề mới bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh mới được cấp và phạm vi hành nghề đã được cấp trước đó.
Yêu cầu đối với văn bằng chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ yêu cầu đối với văn bằng chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng như sau:
(1) Yêu cầu đối với văn bằng chuyên khoa trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo cấp:
- Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.
(2). Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:
- Được cấp bởi cơ sở giáo dục có tối thiểu 01 khóa đào tạo cấp văn bằng theo ngành, trình độ đã tốt nghiệp để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh với chức danh tương ứng hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời gian tối thiểu 06 tháng;
- Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
(3) Trường hợp văn bằng chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định 96/2023/NĐ-CP phải có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề.
(4). Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 1, 2 Điều Điều 12 Nghị định 96/2023/NĐ-CP phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?