Quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng như thế nào? Việc sử dụng vật liệu được quy định như thế nào?

Hiện tại, công ty chúng tôi đang chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng tại Đồng Tháp. Được biết Bộ Xây dựng vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn xây dựng. Tôi muốn biết kết cấu chống đỡ tạm được quy định như thế nào theo quy chuẩn mới? Tôi xin cảm ơn!

Quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng như thế nào?

Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm như sau:

-Đối với các KCCĐT, các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp dựng, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn (xem 2.3.5), nghiệm thu, sử dụng, quan trắc, bảo trì, tháo dỡ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng và các quy định trong quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Cốp-phơ-đem là KCCĐT. Yêu cầu về ĐBAT khi làm việc trong cốp-phơ-đem, cai-sờn thực hiện theo quy định tại 2.9.

-KCCĐT phải:

+ Được chế tạo từ các loại vật liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng theo quy định tại 2.1.1.5;

+ Được lắp dựng đúng thiết kế, đảm bảo KNCL, ổn định và phù hợp với mục đích sử dụng;

+ Được liên kết và giằng chống chắc chắn để giữ đúng vị trí và hình dạng.

-Trường hợp KCCĐT có 2 tầng hoặc 2 lớp trở lên:

+ Các tầng, lớp của KCCĐT phải được liên kết và giằng chống chắc chắn, ổn định;

+ Phải bố trí đường tiếp cận an toàn (giàn giáo, thang leo hoặc các phương tiện khác) để phục vụ cho mục đích kiểm tra KCCĐT. Vị trí được phép tiếp cận KCCĐT phải được đánh dấu bằng dấu hiệu rõ ràng, dễ quan sát và được ĐBAT chống ngã;

+ Phải có biện pháp để đảm bảo KCCĐT và các bộ phận của chúng không bị mất ổn định hoặc sụp đổ khi bị va chạm, tác động bất ngờ trong quá trình lắp dựng, sử dụng và tháo dỡ.

-Đối với KCCĐT và các bộ phận của chúng làm bằng các vật liệu, sản phẩm phi kim loại hoặc phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế (trong đó tối thiểu phải bao gồm sơ đồ lắp dựng, cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính), có biện pháp và trình tự lắp dựng; sau khi lắp dựng KCCĐT loại này vào vị trí thì phải kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của KCCĐT và các chi tiết liên kết; phải thử nghiệm KNCL theo yêu cầu sử dụng với tải trọng thử nghiệm theo quy định của thiết kế trước khi sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

CHÚ THÍCH 2: Xem các yêu cầu cụ thể đối với KCCĐT làm bằng các vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn nêu tại 2.3.2 đến 2.3.8.

-Nếu không có quy định trong hồ sơ thiết kế, không được phép chất tải lên các KCCĐT (kể cả các bộ phận của chúng) hoặc sử dụng chúng đến khi chúng được người có thẩm quyền khẳng định là an toàn cho chất tải, sử dụng.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý thi công xây dựng (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) có kinh nghiệm về KCCĐT.

-Chỉ cho phép những người lao động được giao nhiệm vụ mới được ra vào, làm việc trong khu vực có KCCĐT.

-Các yêu cầu khác đối với ván khuôn và công việc chống đỡ cho thi công đổ bê tông tại chỗ quy định tại 2.11.

-Người lao động không được làm việc bên trên, bên trong của các KCCĐT trong các điều kiện rung động lớn.

Quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng như thế nào? Việc sử dụng vật liệu được quy đinh như thế nào?

Quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng như thế nào? Việc sử dụng vật liệu được quy đinh như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng vật liệu trong kết cấu chống đỡ tạm như thế nào?

Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về sử dụng vật liệu như sau:

-Vật liệu sử dụng để chế tạo KCCĐT phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với quy định của thiết kế. Việc chọn lựa các vật liệu cho KCCĐT tương tự như chọn lựa vật liệu sử dụng để làm kết cấu công trình.

-Gỗ và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm dầm đỡ, thanh chống, cột chống phải thẳng, phẳng, đảm bảo độ bền và không có các khuyết tật có khả năng ảnh hưởng đến KNCL của chúng.

-Không sử dụng cho KCCĐT các vật tư, sản phẩm sau: Bu lông, thanh chốt, đinh, vít, kẹp bị lỗi; các vật tư kim loại đã tiếp xúc với axit hoặc các chất ăn mòn; các sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế.

-Phải có biện pháp để chống nứt, tách cho các tấm, ván sử dụng để làm ván khuôn.

-Vật liệu sử dụng để chế tạo KCCĐT phải được cất giữ, bảo quản trong điều kiện đảm bảo để không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng và phải để cách xa các vật liệu không phù hợp làm KCCĐT.

-Dây buộc, đai, thanh căng sử dụng trong KCCĐT làm bằng gỗ và các vật liệu phi kim loại khác phải được thử nghiệm về KNCL, phù hợp với các tiêu chuẩn áp dụng về vật liệu có liên quan (nếu có) và phải được chủ đầu tư chấp thuận, chịu trách nhiệm.

-Vật liệu sử dụng làm thanh chống, ống chống, ống nối, thanh nối và các phụ kiện sử dụng trong KCCĐT phải là các loại vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp về chủng loại và yêu cầu kỹ thuật của thiết kế; không bị hư hỏng, biến dạng và được bảo trì bằng các chất phù hợp với loại vật liệu đó.

-Các thanh nối, ống nối kim loại phải được chế tạo, lắp dựng sao cho không gây ra biến dạng trong thanh nối, ống chịu lực chính.

-Các thanh nối, ống chịu lực kim loại chính phải thẳng, phẳng. Không được sử dụng các thanh nối, ống bị rạn, nứt và bị ăn mòn quá mức.

-Không sử dụng đồng thời các loại vật liệu kim loại khác nhau trong cùng một KCCĐT (ngoại trừ sử dụng làm ván khuôn) nếu không có thử nghiệm về KNCL của KCCĐT đó.

Quy chuẩn kỹ thuật về kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì như thế nào?

Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về quy chuẩn kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì như sau:

-KCCĐT phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây:

+ Trước khi chúng được đưa vào sử dụng;

CHÚ THÍCH: Các loại KCCĐT có yêu cầu phải thử nghiệm, kiểm định an toàn quy định tại 2.3.5.

+ Trong quá trình sử dụng theo các thời điểm quy định trong hồ sơ thiết kế hoặc tiêu chuẩn áp dụng nhưng không lớn hơn các “khoảng thời gian định kỳ tối thiểu” áp dụng cho các loại KCCĐT như sau:

6 giờ đối với các loại KCCĐT bằng gỗ và các vật liệu phi kim loại khác, KCCĐT có sử dụng các thiết bị cơ khí hỗ trợ (ví dụ: kích thủy lực), KCCĐT đặt trên nền đất hoặc kết cấu không đảm bảo tin cậy, KCCĐT sử dụng để chống đỡ hoặc để thi công đào đất cho các công trình ngầm, đường hầm;

24 giờ đối với các KCCĐT bằng kim loại, KCCĐT sử dụng để treo hoặc làm điểm neo (giữ) cho các kết cấu khác;

48  iờ đối với các trường hợp khác.

+ Bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc do bị các tác động của thiên tai.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là một trong các nhân sự sau đây của nhà thầu: Người quản lý thi công phần kết cấu và quản lý ATVSLĐ, được đào tạo về công việc ĐBAT đối với KCCĐT.

-Trước khi sử dụng KCCĐT phải được kiểm tra theo quy định tại 2.3.6.1. Kết quả kiểm tra phải được lập bằng văn bản để đảm bảo rằng:

+ KCCĐT đã được thi công, lắp dựng, nghiệm thu và thử nghiệm (theo 2.3.5.1) hoặc kiểm định an toàn (theo 2.3.5.2) theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế KCCĐT, các quy định về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định về kiểm định an toàn của cơ quan có thẩm quyền;

+ KCCĐT sẽ được sử dụng đúng theo mục đích chống đỡ và đối tượng được chống đỡ theo thiết kế;

+ Đã có đầy đủ các biện pháp ĐBAT, phòng ngừa tai nạn, xử lý sự cố.

-Không được phép điều chỉnh, thay đổi về thiết kế và quy trình thi công lắp dựng, tháo dỡ của KCCĐT so với hồ sơ thiết kế mà không có sự kiểm tra, giám sát, chấp thuận của người có thẩm quyền (xem 2.3.6.1) và tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng.

CHÚ THÍCH: Trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh KCCĐT do yêu cầu chống đỡ thay đổi; việc tính toán, kiểm tra phải được thực hiện, các điều chỉnh về thiết kế của KCCĐT phải được thực hiện hoặc chấp thuận bởi tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng. Công việc kiểm tra lại trước khi sử dụng phải được thực hiện theo quy định tại 2.3.6.1 và 2.3.6.2.

-Việc chất tải lên KCCĐT phải được thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và tránh để các tải trọng truyền hoặc tác động đột ngột làm KCCĐT bị mất ổn định.

-Trong quá trình sử dụng KCCĐT:

+ Phải thường xuyên quan trắc, kiểm tra, giám sát để đảm bảo KCCĐT không bị quá tải, các chuyển dịch, biến dạng và các thông số kiểm soát an toàn thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế hoặc không bị sử dụng sai mục đích;

+ KCCĐT phải được duy trì trong điều kiện tốt, phù hợp với các quy định nêu trong chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế; các bộ phận, cấu kiện, thiết bị cơ khí (nếu có trong KCCĐT) phải được đảm bảo là không có bộ phận nào bị thay thế trong quá trình sử dụng mà chưa được chấp thuận của tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng và chỉ huy trưởng công trường.

-Không sử dụng KCCĐT làm nơi lưu trữ vật liệu hoặc để, đặt các máy, thiết bị thi công, ngoại trừ trường hợp chúng được sử dụng ngay và kết cấu ĐBAT (theo quy định của hồ sơ thiết kế hoặc được tổ chức, cá nhân đã thiết kế chúng chấp thuận) và được chỉ huy trưởng công trường chấp thuận

-Phải thực hiện bảo trì KCCĐT trong quá trình sử dụng theo quy định của hồ sơ thiết kế.

Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.

Thi công xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Thi công xây dựng:
Quy chuẩn kỹ thuật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quy chuẩn kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được nhà thầu thi công thực hiện khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch tổng hợp về an toàn trong thi công xây dựng công trình gồm có những nội dung như thế nào?
Pháp luật
Những hợp đồng thi công xây dựng công trình nào không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng vốn? Việc thu hồi vốn tạm ứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy định của hợp đồng xây dựng?
Pháp luật
Báo cáo thi công là gì? Tải Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất?
Pháp luật
Nhà thầu thi công xây dựng có phải trình chủ đầu tư chấp thuận tiến độ thi công xây dựng công trình không?
Pháp luật
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng là mẫu nào?
Pháp luật
Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện khi nào? Ai có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm?
Pháp luật
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm thế nào với việc bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình?
Pháp luật
Tháo rời các bộ phận máy ép cọc robot để trung chuyển đến vị trí cần sử dụng có phải kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi công xây dựng
2,422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi công xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào