Quy định chế độ chăm sóc sức khỏe đồng chí Tổng bí thư hiện nay ra sao theo Quy định 121-QĐ/TW?
Quy định chế độ chăm sóc sức khỏe đồng chí Tổng bí thư hiện nay ra sao?
Tại tiểu mục 2 Mục II Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 quy định các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với đồng chí Tổng Bí thư hiện nay như sau:
Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ cán bộ trong nước và khi đi công tác trong nước, ngoài nước:
(1) Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ tại nhà hoặc cơ quan
- Được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hằng ngày.
*Lưu ý: Những trường hợp bệnh nặng, diễn biến phức tạp thì tùy theo tình hình thực tế bác sĩ theo dõi sức khoẻ phải theo dõi, thăm khám hằng ngày hoặc hàng tuần hoặc theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ.
(2) Chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ khi đi công tác trong nước
- Đối với đoàn công tác do đồng chí Tổng Bí thư làm trưởng đoàn:
+ Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: Bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.
+ Đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: Khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.
(3) Chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ khi đi công tác nước ngoài
- Đối với đoàn công tác do đồng chí Tổng Bí thư làm trưởng đoàn: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận cán bộ chủ chốt.
*Lưu ý: Đối với các trường hợp đặc biệt cần tăng cường số lượng nhân viên y tế do Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ đề xuất, lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương thống nhất với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị chức năng quyết định bổ sung đội ngũ chuyên môn y tế tháp tùng đoàn công tác.
Quy định chế độ chăm sóc sức khỏe đồng chí Tổng bí thư hiện nay ra sao theo Quy định 121-QĐ/TW? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
- Có trình độ cao về lý luận chính trị.
- Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…
- Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Ngoài những tiêu chuẩn trên thì để trở thành Tổng Bí thư còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung được quy định tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 gồm:
- Về chính trị, tư tưởng;
- Về đạo đức, lối sống;
- Về trình độ;
- Về năng lực và uy tín;
- Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm.
Khi nào Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về kỳ họp Quốc hội như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
3. Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nội dung ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 cũng quy định về kỳ họp Quốc hội như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.
Theo đó, kỳ họp Quốc hội bất thường được tổ chức khi:
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?