Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH về mũ an toàn công nghiệp thế nào? Quy định về ghi nhãn trên mũ an toàn công nghiệp ra sao?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH về mũ an toàn công nghiệp thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ an toàn công nghiệp biên soạn, Cục An toàn lao động trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư 04/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/02/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu liên quan đến an toàn đối với mũ an toàn công nghiệp (dưới đây viết tắt là Mũ) và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với mũ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ mũ, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH về mũ an toàn công nghiệp thế nào? Quy định về ghi nhãn trên mũ an toàn công nghiệp ra sao? (Hình từ internet)
Quy định về ghi nhãn trên mũ an toàn công nghiệp ra sao?
Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH, quy định về việc ghi nhãn trên mũ an toàn công nghiệp như sau:
- Ghi nhãn trên mũ:
Mũ được xác nhận phù hợp với những yêu cầu của quy chuẩn này, phải có nhãn dễ đọc và khó bị tẩy xoá với các thông tin sau ;
+ Số hiệu quy chuẩn này;
+ Nước xuất xứ;
+ Tên hay dấu hiệu nhận biết nhà sản xuất;
+ Năm và quý sản xuất ;
+ Kiểu mũ (do nhà sản xuất đặt tên). Tên kiểu mũ phải được ghi ở thân mũ và cả ở bộ phận bên trong của mũ.
- Các thông tin bổ sung:
Mỗi mũ phải có thông tin trên nhãn bằng tiếng Việt nêu rõ những điểm sau :
+ Để bảo vệ tốt, mũ phải vừa hoặc phải điều chỉnh cho vừa cỡ đầu người sử dụng.
+ Bất kỳ sửa đổi hay tháo bỏ bộ phận cấu thành nào của mũ đều gây nên nguy hiểm cho người sử dụng.
+ Khối lượng, nếu vượt quá 400 g, xem mục 2.2.7 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH.
+ Những yêu cầu để lựa chọn:
++ " 00C " đối với yêu cầu nhiệt độ thấp
++ " RL" đối với yêu cầu độ cứng ép ngang
++ " 440V " đối với yêu cầu cách điện.
Quy định quản lý mũ an toàn công nghiệp thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH, quy định về quản lý mũ an toàn công nghiệp như sau:
(1) Mũ sản xuất trong nước:
- Mũ sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH cho từng kiểu mũ trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 5 trong Phụ lục II của Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ – BKHCN).
- Mũ sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy trên thân mũ.
(2) Mũ nhập khẩu:
- Mũ nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH. Việc chứng nhận hợp quy mũ nhập khẩu do một trong các tổ chức sau đây tiến hành :
+ Tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc thừa nhận kết quả thử nghiệm thực hiện tại nước ngoài theo phương thức 5 trong Phụ lục II của Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ – BKHCN).
+ Tổ chức chứng nhận hợp quy hoặc tổ chức giám định được chỉ định tiến hành tại Việt Nam theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá (Phương thức 7 trong Phụ lục II của Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ – BKHCN). Số lượng mũ để đánh giá sự phù hợp theo lô hàng hoá quy định. Lô hàng hoá được coi là đạt yêu cầu khi tất cả các phép thử và kiểm tra đều đạt.
- Mũ nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy trên thân mũ.
(3) Mũ lưu thông trên thị trường:
- Mũ lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và dán nhãn trên thân mũ.
- Mũ sản xuất trong nước, nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường phải chịu kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Khi cần thiết mũ phải được kiểm tra phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục 2 củaQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH. Số lượng mũ, chỉ tiêu, yêu cầu phải kiểm tra do cơ quan hoặc đoàn kiểm tra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?