Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội khi nào theo Nghị quyết 56?
- Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội khi nào theo Nghị quyết 56?
- Triển khai các dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thế nào?
- Nhà thầu thi công Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt nào về thủ tục cấp Giấy phép?
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội khi nào theo Nghị quyết 56?
Căn cứ Nghị quyết 56/2022/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2022 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội do Quốc hội ban hành, sau khi xem xét các tài liệu liên quan và ý kiến của đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, cụ thể:
(1) Quyết nghị Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án)
(2) Mục tiêu:
Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
(3) Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
Đầu tư khoảng 112,8 km, chia thành 07 dự án thành phần; quy mô, hình thức đầu tư của từng dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 56/2022/QH15.
Vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội ngày 16 tháng 6 năm 2022.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội khi nào theo Nghị quyết 56? (Hình từ Internet)
Triển khai các dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thế nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2022, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư triển khai các dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội như sau:
* Nhóm dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án.
* Nhóm dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị):
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần đường song hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh:
Hưng Yên, Bắc Ninh giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) để trình Bộ Xây dựng thẩm định.
Trên cơ sở báo cáo thẩm định Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn.
- Bộ Xây dựng giao cơ quan chuyên môn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn các tỉnh: Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.
* Dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư:
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư đối với dự án thành phần 3 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.
- Việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công trong dự án thành phần 3 được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư.
Nhà thầu thi công Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt nào về thủ tục cấp Giấy phép?
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 56/2022/QH15, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt nào về thủ tục cấp Giấy phép cho nhà thầu như sau: trong 02 năm kể từ khi Nghị quyết 56/2022/QH15 được Quốc hội thông qua, cho phép trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại điểm này được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án.
Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?