Quan trắc chất thải bổ sung đối với cơ sở đang hoạt động khi đề nghị cấp giấy phép môi trường như thế nào?
Quan trắc chất thải bổ sung đối với cơ sở đang hoạt động khi đề nghị cấp giấy phép môi trường?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về quan trắc chất thải bổ sung đối với cơ sở đang hoạt động khi đề nghị cấp giấy phép môi trường cụ thể như sau:
(1) Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy mẫu đơn (đối với nước thải) trong 05 ngày liên tiếp và lấy mẫu tổ hợp (đối với khí thải) trong 02 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).
(2) Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy 01 mẫu đơn (đối với nước thải) và lấy 01 mẫu tổ hợp (đối với khí thải) để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).
Quan trắc chất thải
Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định quan trắc đối với công trình xử lý nước thải cụ thể như sau:
(1) Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải: Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp và tần suất được quy định như sau:
- Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;
- Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
- Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải?
Tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải cụ thể là:
(2) Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý chất thải trong kế hoạch quan trắc chất thải được quy định như sau:
- Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định hoặc một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
- Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào (nếu có) và mẫu tổ hợp đầu ra); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường;
- Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
Ngoài ra, tại Điều này còn quy định thêm một vài vấn đề cụ thể như:
(3) Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
(4) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
(5) Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.
(6) Việc quan trắc nước thải hoặc khí thải khi vận hành lại công trình xử lý nước thải, khí thải quy định tương ứng tại điểm c khoản 7 Điều 97 hoặc điểm c khoản 8 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều này;
- Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy mẫu đơn (đối với nước thải) trong 05 ngày liên tiếp và lấy mẫu tổ hợp (đối với khí thải) trong 02 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải và quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy 01 mẫu đơn (đối với nước thải) và lấy 01 mẫu tổ hợp (đối với khí thải) để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Tải về Mẫu giấy phép môi trường mới nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?