Quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan với đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan được hướng dẫn như thế nào?
Quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan với đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan được hướng dẫn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy định 138-QĐ/TW năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan có quy định về mối quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan và đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan như sau:
- Cấp ủy phối hợp với đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định liên quan đến nhiệm vụ chính trị của đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh.
- Cấp ủy tham gia ý kiến và phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, nghị quyết của đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan.
- Cấp ủy thường xuyên phản ánh với đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan ý kiến của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện nhiệm vụ, chế độ, chính sách trong cơ quan. Định kỳ (6 tháng, cuối năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp ủy thông báo tới đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan để có phương hướng, biện pháp phối hợp giải quyết.
Quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan với đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan được hướng dẫn như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sự đảng được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 31 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sự đảng như sau:
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị, tổ chức, cán bộ của ngành, đơn vị; lãnh đạo kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp quản lý cán bộ; phối hợp với các cấp uỷ đảng để xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; chịu trách nhiệm trước cấp uỷ về các đề xuất và quyết định của mình.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Khi các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất được thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ: Ở Trung ương báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, xin ý kiến ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ một tháng một lần, họp đột xuất khi cần. Các cuộc họp đều phải ghi biên bản, có kết luận và ra nghị quyết để lưu hành, thực hiện trong nội bộ. Đồng chí bí thư chủ trì công việc chung, chủ toạ các cuộc họp, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản báo cáo với cấp uỷ cùng cấp. Hằng năm, đảng đoàn, ban cán sự đảng báo cáo cấp uỷ cùng cấp (ở Trung ương báo cáo Ban Bí thư, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể mình.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Nếu xét thấy cần thiết thì tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng có thể quyết định bố trí một số cán bộ chuyên trách giúp việc.
Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan có những nhiệm vụ nào?
Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là tổ chức cơ sở Đảng nên có những nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng quy định tại Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
(1) Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
(2) Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
(3) Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
(4) Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
(5) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?