QCVN 117:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc mới nhất thế nào?
- QCVN 117:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc mới nhất thế nào?
- Yêu cầu chung về kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc thế nào?
- Mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc được quy định thế nào?
- An toàn phòng hộ trên đường bộ cao tốc được thực hiện như thế nào?
QCVN 117:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc mới nhất thế nào?
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 57/2024/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.
Ban hành kèm theo Thông tư 57/2024/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT.
Thông tư 57/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Thông tư 57/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 06/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 115:2024/BGTVT.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 115:2024/BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc (trừ đường cao tốc đô thị).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 115:2024/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc.
QCVN 117:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc mới nhất thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung về kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT quy định yêu cầu chung về kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc như sau:
- Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều); có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,0 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,0 m trở lên; hầm; đoạn có bố trí làn tăng, giảm tốc hoặc làn phụ leo dốc).
- Các công trình, hạng mục công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: đường gom hoặc đường bên; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; công trình kiểm soát tải trọng xe; hàng rào bảo vệ và các công trình khác của đường bộ cao tốc.
- Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường hoặc được bố trí trên hai nền đường riêng biệt đối với hai chiều xe chạy.
Mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc được quy định thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT quy định về mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc như sau:
- Các cầu trên đường bộ cao tốc bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính. Đối với các cầu có khẩu độ nhịp từ 150,0 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,0 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp, phải bố trí đoạn chuyển tiếp từ mặt cắt đường vào phần cầu bị thu hẹp.
- Mặt cắt ngang hầm trên đường bộ cao tốc
+ Mặt cắt ngang hầm bảo đảm chiều rộng để bố trí đầy đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính và phần dành cho người đi bộ (phục vụ công tác bảo trì và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp). Trường hợp hầm không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
+ Đối với hầm dài từ 1.000,0 m trở lên khi không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí vị trí dừng xe khẩn cấp có chiều dài tối thiểu 30,0 m cách nhau tối đa 500,0 m, bề rộng vị trí dừng xe khẩn cấp theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
An toàn phòng hộ trên đường bộ cao tốc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT quy định an toàn phòng hộ trên đường bộ cao tốc như sau:
Bố trí phòng hộ:
- Phải bố trí đồng bộ hệ thống phòng hộ bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.
- Phải bố trí hàng rào bảo vệ để ngăn cách người, gia súc hoặc thú rừng qua đường.
Hệ thống báo hiệu trên đường bộ cao tốc được bố trí tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Phải bố trí hệ thống vạch sơn dẫn hướng và kết hợp với việc bố trí lan can phòng hộ hoặc cọc tiêu để bảo đảm an toàn khai thác.
Chống chói:
- Phải có biện pháp chống chói do đèn pha của xe chạy ngược chiều về ban đêm.
- Phải kiểm tra việc bảo đảm tầm nhìn ở các đoạn đường cong khi có bố trí các giải pháp chống chói.
- Đoạn đường bộ cao tốc có dải giữa rộng từ 12,0 m trở lên không cần có biện pháp chống chói.
Bố trí chiếu sáng trên đường bộ cao tốc tại các khu vực sau:
- Trạm thu phí.
- Trong hầm.
- Phạm vi các vị trí giao nhau liên thông trên đường bộ cao tốc.
Phải bố trí tường chống ồn ở gần khu vực đông dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá ban đầu là gì? Ai sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu dự án đầu tư công?
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gì?
- Tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử lập hóa đơn như nào?
- Mẫu Báo cáo kết quả xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Đảng ủy cơ sở là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu văn bản bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu? Khi nào cần bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu?