Phương thức tuyển sinh đại học Sư phạm Hà Nội 2025? Điều kiện xét tuyển đại học Sư phạm Hà Nội 2025?
Phương thức tuyển sinh đại học Sư phạm Hà Nội 2025?
Ngày 22 tháng 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ra Thông báo 95/TB-ĐHSPHN TẢI VỀ về phương án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025.
Cụ thể các phương án tuyển sinh đại học Sư phạm Hà Nội 2025 như sau:
Tên phương thức | Phạm vi áp dụng | Ghi chú |
Phương thức 1 (PT1). Xét tuyển dựa trên điểm thi TN THPT năm 2025 | Tất cả ngành, chương trình đào tạo. | - Xét điểm tổ hợp 3 môn thi TN THPT. - Riêng với các ngành năng khiếu (GDMN, GDTC, SPAN, SPMT), xét điểm tổ hợp 3 môn bao gồm môn thi TN THPT và môn thi năng khiếu. - Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển theo PT1. |
Phương thức 2 (PT2). Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội | Tất cả ngành, chương trình đào tạo. | - PT2 bao gồm: + XTT1 (xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ) + XTT2 (ưu tiên xét tuyển theo Quy định của Trường) - Thí sinh chỉ được đăng ký duy nhất một nguyện vọng xét tuyển theo PT2. |
Phương thức 3 (PT3). Xét tuyển dựa trên điểm thi ĐGNL - SPT năm 2025 | 45/50 ngành, chương trình đào tạo. Trừ các ngành năng khiếu: GDMN, GDTC, SPAN, SPMT. | - Xét điểm tổ hợp 3 môn thi SPT. - Thí sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng xét tuyển theo PT3. |
Phương thức tuyển sinh đại học Sư phạm Hà Nội 2025? Điều kiện xét tuyển đại học Sư phạm Hà Nội 2025? (Hình từ Internet)
Điều kiện xét tuyển đại học Sư phạm Hà Nội 2025?
Điều kiện xét tuyển đại học Sư phạm Hà Nội 2025 được quy định tại Thông báo 95/TB-ĐHSPHN TẢI VỀ về phương án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025, cụ thể như sau:
(1) PT1 - Xét tuyển dựa trên điểm thi TN THPT năm 2025
Đối tượng, điều kiện xét tuyển theo PT1
- Ngoài việc thỏa mãn điều kiện chung, thí sinh đăng kí xét tuyển theo PT1 cần phải tham dự Kỳ thi TN THPT năm 2025 với các môn thi tương ứng với tổ hợp xét tuyển theo PT1 vào ngành, chương trình đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng theo học.
- Riêng với các ngành GDMN, GDTC, SPAN, SPMT, thí sinh còn phải tham dự Kỳ thi năng khiếu năm 2025 do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức để lấy điểm thi năng khiếu xét tuyển kết hợp với điểm thi TN THPT.
Nguyên tắc xét tuyển theo PT1
- Điểm xét tuyển được xác định theo tổ hợp xét tuyển PT1 vào từng ngành đào tạo, được quy về thang điểm 30 và tính điểm cộng ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT. Không có chênh lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp xét tuyển theo PT1.
- Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng điểm xét tuyển theo PT1 sau khi Bộ GDĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo giáo viên.
(2) PT2 - Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội
Đối tượng xét tuyển thẳng: XTT1 và XTT2.
- Đối tượng XTT1. Trường xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Khoản 1, Khoản 2 - Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT.
- Đối tượng XTT2. Trường quy định bổ sung các điều kiện ưu tiên xét tuyển thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội căn cứ Khoản 5, Điều 8, Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT và yêu cầu đầu vào của mỗi ngành đào tạo. XTT2 có mức độ ưu tiên thấp hơn XTT1.
- Điều kiện ưu tiên xét tuyển và nguyên tắc xét tuyển diện XTT2 – trừ các ngành GDTC, SPAN, SPMT
Điều kiện ưu tiên xét tuyển
- Ngoài việc thỏa mãn điều kiện chung, thí sinh đăng kí xét tuyển theo PT2 – diện XTT2 cần tốt nghiệp THPT trong năm 2025, có kết quả rèn luyện (hạnh kiểm) tất cả 06 học kì cấp THPT đạt loại Tốt, có kết quả học tập (học lực) cả 03 năm cấp THPT đạt loại Tốt (Giỏi) và phải thỏa mãn một trong các điều kiện quy định dưới đây:
+ Thí sinh là học sinh thuộc đội tuyển cấp tỉnh/thành phố (trực thuộc trung ương) hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi chọn HSG quốc gia cấp THPT hoặc cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (NCKHKT) quốc gia dành cho HS THPT (thứ tự ưu tiên 1 của XTT2).
+ Thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên (hoặc các trường THPT THSP trực thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh) (học đầy đủ 03 năm lớp 10, 11, 12) đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi chọn HSG cấp THPT (dành cho HS lớp 12) hoặc cuộc thi NCKHKT (dành cho HS THPT) cấp tỉnh/thành phố (trực thuộc trung ương)/trường đại học (thứ tự ưu tiên 2 của XTT2).
+ Thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên hoặc các trường THPT THSP trực thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh (học đầy đủ 03 năm lớp 10, 11, 12) (thứ tự ưu tiên 3 của XTT2).
+ Thí sinh là học sinh các trường THPT khác đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi chọn HSG cấp THPT (dành cho HS lớp 12)/cuộc thi NCKHKT (dành cho HS THPT) cấp tỉnh/thành phố (trực thuộc trung ương)/trường đại học hoặc thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: IELTS/TOEFL iBT/TOEIC; DELF/TCF; HSK và HSKK; chứng chỉ Tin học quốc tế MOS (đối với cả ba kĩ năng Word, Excel, PowerPoint); ngày cấp chứng chỉ không quá 02 năm tính đến ngày 19/5/2025 (thứ tự ưu tiên 4 của XTT2).
(3) PT3 - Xét tuyển dựa trên điểm thi ĐGNL - SPT năm 2025
Đối tượng, điều kiện xét tuyển theo PT3
- Ngoài việc thỏa mãn điều kiện chung, thí sinh đăng kí xét tuyển theo PT3 vào Trường ĐHSP Hà Nội cần phải tham dự Kỳ thi SPT năm 2025 với các môn thi (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí) tương ứng với tổ hợp xét tuyển theo PT3 vào ngành, chương trình đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng theo học.
- Thí sinh nếu đã dự thi ĐGNL chuyên biệt do Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh tổ chức trước ngày 19/5/2025 và không dự thi Kỳ thi SPT thì có thể đăng kí sử dụng kết quả thi ĐGNL chuyên biệt để xét tuyển vào Trường ĐHSP Hà Nội theo PT3.
Nguyên tắc xét tuyển theo PT3
- Điểm xét tuyển được xác định theo tổ hợp xét tuyển PT3 vào từng ngành đào tạo, được quy về thang điểm 30 và tính điểm cộng ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT. Không có chênh lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp xét tuyển theo PT3.
- Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng điểm xét tuyển theo PT3 sau khi Bộ GDĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo giáo viên.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học là gì?
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học được quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng có thuộc lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
- Miêu tả Phim 18+ là gì? Có được miêu tả chi tiết hình ảnh khỏa thân trong Phim 18+ theo Thông tư 05?
- Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là đất gì? Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thuộc nhóm đất nào?
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?