Phương pháp tài sản trong xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?

Cho hỏi phương pháp tài sản trong xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì? - Câu hỏi của anh Yên tại Huế.

Phương pháp tài sản trong xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 150/2020/NĐ-CP thì phương pháp tài sản là phương pháp phải sử dụng khi đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tư vấn xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.

Theo đó, phương pháp tài sản được xem là phương pháp bắt buộc phải có khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi, cụ thể thì phương pháp tài sản được sử dụng để xác định giá trị thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập và giá trị thực tế vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập

Phương pháp này được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:

- Quyết định và biên bản bàn giao tài sản của chủ sở hữu cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi (trường hợp có thực hiện bàn giao), báo cáo tài chính đã được kiểm toán, số liệu theo sổ kế toán của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị;

- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị;

- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.

Phương pháp tài sản trong xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?

Phương pháp tài sản trong xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?

Giá trị của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo phương pháp tài sản được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Giá trị của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo phương pháp tài sản
1. Giá trị thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là tổng giá trị toàn bộ tài sản của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sau khi đánh giá lại, trong đó bao gồm giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có). Việc xác định giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Giá trị thực tế vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập bằng giá trị thực tế của đơn vị trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, quỹ khen thưởng, phúc lợi, số dư quỹ bổ sung thu nhập chia cho người lao động của đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản vốn góp của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả trừ (-) các khoản nợ không phải thanh toán. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Theo đó, giá trị thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo phương pháp tài sản là tổng giá trị toàn bộ tài sản của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sau khi đánh giá lại, trong đó bao gồm giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Còn giá trị thực tế vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập bằng giá trị thực tế của đơn vị trừ các khoản nợ thực tế phải trả, quỹ khen thưởng, phúc lợi, số dư quỹ bổ sung thu nhập chia cho người lao động của đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản vốn góp của các tổ chức, cá nhân.

Cách xác định giá trị thực tế tài sản là hiện vật của đơn vị sự nghiệp công lập theo phương pháp tài sản là gì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 111/2020/TT-BTC có quy định về cách xác định giá trị thực tế tài sản là hiện vật của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Không đánh giá lại các tài sản công không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và được giao cho doanh nghiệp chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng.

- Chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng.

- Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường của tài sản mới tại thời điểm xác định giá trị nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm xác định giá trị. Trong đó:

+ Giá thị trường của tài sản mới là giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán (bao gồm cả tài sản đã được đầu tư, mua sắm bằng ngoại tệ).

Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc: Giá thị trường là đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản.

Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước thời điểm xác định giá trị thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nhưng đã đưa vào sử dụng thì tạm tính theo giá ghi trên sổ kế toán theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC.

Đối với các công trình đặc thù không xác định được quy mô công trình hoặc đơn giá xây dựng, suất vốn đầu tư: Tính theo nguyên giá so sách kế toán có tính đến yếu tố trượt giá trừ đi giá trị hao mòn tại thời điểm xác định giá trị.

+ Chất lượng còn lại của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua mới (hoặc đầu tư xây dựng mới), phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật; nhưng không thấp hơn 20% giá trị tài sản cùng loại mua mới (hoặc đầu tư xây dựng mới) theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 150/2020/NĐ-CP.

- Tài sản cố định đã hết khấu hao và hao mòn, công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bố hết giá trị vào chi phí hoạt động nhưng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có tài sản hiện vật là rừng trồng, vườn cây, khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thì giá trị rừng trồng, vườn cây được xác định theo quy định tại Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động đã có tiêu chí và điểm xếp hạng mới nhất 2024
Pháp luật
Thẩm quyền thanh lý xe ô tô trong đơn vị sự nghiệp công lập là của ai? Hồ sơ đề nghị thanh lý gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất có phải được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đúng không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 11 2024 hướng dẫn xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ LĐTB và XH áp dụng từ ngày 15 12 2024?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần hàng quý không?
Pháp luật
Giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào và chi phí hợp lý cho việc thuê tài sản công gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Số lượng cấp phó đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thuê máy siêu âm để phục vụ hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho các mua sắm mang tính chất hoạt động thường xuyên của đơn vị như hóa chất, vật tư, y tế quy định thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
2,361 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào