Phương hướng phát triển Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương II Quyết định 819/QĐ-TTg 2023, quy định về phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy như sau:
Căn cứ Quy hoạch tổng thể quốc gia và đặc thù của lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, quy hoạch hạ tầng về phòng cháy và chữa cháy được phân thành 06 vùng; mỗi vùng có các địa phương trung tâm và địa phương trọng điểm, được ưu tiên đầu tư để hỗ trợ các địa phương trong vùng, giáp ranh khi có yêu cầu.
Phương hướng phát triển Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đến năm 2030 được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Chương II Quyết định 819/QĐ-TTg 2023, quy định về phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Xây dựng trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
+ Ở Trung ương:
++ Cơ quan Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
++ Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành quốc gia về phòng cháy, chữa cháy gắn với triển khai “Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa chảy và truyền tin bảo sự cổ”;
++ Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung);
++ Viện Nghiên cứu khoa học công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
++ Kho phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung);
++ Bảo tàng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam;
++ Nâng cấp, cải tạo, xây mới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo, huấn luyện của Trường Đại học phòng cháy và chữa cháy.
+ Ở địa phương:
++ Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó ưu tiên bố trí trụ sở các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực đô thị, các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
++ Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện, chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.... đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô tính chất hoạt động của từng đơn vị, địa phương.
++ Các Trung tâm giáo dục cộng đồng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (bố trí tại các địa phương trung tâm của Vùng).
- Xây dựng trụ sở, công trình của lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện
+ Xây dựng, bố trí trụ sở làm việc cho các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; bảo đảm điều kiện hoạt động cho các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí, sắp xếp trụ sở làm việc và bảo đảm các điều kiện hoạt động cho lực lượng dân phòng phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động ở địa phương;
+ Nghiên cứu thí điểm thành lập và bố trí địa điểm hoạt động cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tình nguyện tại các khu đô thị, khu dân cư, làng nghề, cụm gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ...
Phương hướng phát triển hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Chương II Quyết định 819/QĐ-TTg 2023, quy định về phương hướng phát triển hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Phát triển đồng bộ hệ thống cấp nước phòng chảy, chữa cháy tại các đô thị, khu công nghiệp đảm bảo tổng lưu lượng nước chữa chảy và phù hợp với Định hướng phát triển cấp nước đô thị, khu công nghiệp Việt Nam và các ngành, lĩnh vực có liên quan; các đường ống, họng, trụ lấy nước chữa cháy đảm bảo các yêu cầu về lưu lượng, áp lực cần thiết theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy và được lắp đặt thống nhất trên toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị, khu công nghiệp và các địa bàn trọng điểm thuộc phạm vi lập quy hoạch;
- Khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy; hoàn thành xây dựng các điểm lấy nước (bến, bãi, hố ga) thuận tiện cho xe chữa cháy lấy nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh... được quy hoạch làm nguồn nước phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu quy hoạch các điểm phục vụ cho máy bay chữa cháy lấy nước ở những nơi cần thiết,
- Xây dựng các bể nước phòng cháy, chữa cháy cho từng khu vực tại các khu dân cư có đường hẹp, không thể lắp đặt họng, trụ nước chữa cháy hoặc không có hệ thống cấp nước tập trung và nguồn nước tự nhiên; phấn đấu đến năm 2030 hầu hết các khu dân cư trên đều được xây dựng bể nước phòng cháy, chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?