Phù hiệu học sinh được dán bên nào? Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục của học sinh như thế nào?
Phù hiệu học sinh dán bên nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn đồng phục
1. Đồng phục mùa hè bao gồm:
a) áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
b) Giày hoặc dép có quai hậu.
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
2. Đồng phục mùa đông bao gồm:
a) áo khoác.
b) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học)
3. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Theo như quy định trên, Phù hiệu học sinh được dán như sau:
- Đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông phù hiệu học sinh của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái
- Đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, phù hiệu học sinh gắn ở ngực áo bên trái.
Phù hiệu học sinh được dán bên nào? Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục của học sinh như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục của học sinh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
1. Nguyên tắc mặc đồng phục
a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
2. Nguyên tắc mặc lễ phục
a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục
Theo đó, nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục của học sinh được thực hiện theo quy định trên.
Khung thời gian năm học 2023-2024 như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ khung thời gian năm học 2023-2024 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đồng thời, Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
+ Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
+ Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
+ Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
+ Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?