Phụ cấp thâm niên vượt khung 2023: Điều kiện và mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định như thế nào?
Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là ai?
Phụ cấp thâm niên là chế độ khuyến khích mà Nhà nước đưa ra cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi trong quá trình công tác tại đơn vị.
Căn cứ Mục I Thông tư 04/2005/TT-BNV (bổ sung bởi khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV) thì đối tượng phụ cấp thâm niên vượt khung được áp dụng đối với:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:
+ Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
+ Công chức ở xã, phường, thị trấn.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Tuy nhiên, phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng đối với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
Phụ cấp thâm niên vượt khung 2023: Điều kiện và mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?
Căn cứ Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV (bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV) có quy định như sau:
Nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức (sau đây viết tắt là ngạch); trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) hiện giữ, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
(1) Điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ:
- Thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định như sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đủ 36 tháng xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có đủ 24 tháng xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 và điểm 1.3 Mục II Thông tư 03/2005/TT-BNV
(2) Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định mới nhất?
Căn cứ quy định tại điểm 1.1 tiểu mục 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV (bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV):
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau 3 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh từ loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát cách tính mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là:
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
Sau đó, cứ từ năm thứ 4 trở đi thì mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ thì cách tính mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là:
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch.
Sau đó, cứ từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm có đủ 02 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?