Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thế nào?
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ là ai?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ thế nào?
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ phải hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị và quản lý nhà nước thế nào?
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ là ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có nội dung như sau:
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ
1. Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ là cấp phó của Trưởng phòng, giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Trưởng phòng giao. Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ là cấp phó của Trưởng phòng, giúp Trưởng phòng thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ thế nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ như sau:
(1) Đáp ứng Các tiêu chuẩn chung tương ứng được quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định 29/2024/NĐ-CP, gồm:
- Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng;
- Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật;
- Tiêu chuẩn về trình độ;
- Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín;
- Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác
(2) Đáp ứng tiêu chuẩn riêng đối với chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ, gồm:
- Nắm vững nội dung quản lý nhà nước, quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý;
Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý;
- Có năng lực:
+ Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực;
+ Triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp, đề xuất giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền;
- Đang giữ chức vụ Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục.
Trường hợp không giữ chức vụ thì phải có thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ phải hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị và quản lý nhà nước thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị và tiêu chuẩn về quản lý nhà nước như sau:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
Bên cạnh đó, Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh đối với Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị và tiêu chuẩn về quản lý nhà nước như sau:
- Phải hoàn thiện trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị; trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về quản lý nhà nước kể từ ngày Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực, trừ các trường hợp sau đây:
+ Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 36 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị;
+ Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước.
- Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định trên.
- Trường hợp bổ nhiệm do hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức mà chức vụ, chức danh đang giữ ở cơ quan, tô chức, đơn vị cũ bằng hoặc tương đương chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sau khi bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định trên.
- Hết thời hạn 3 trường hợp trên mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp.
- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định tiêu chuẩn, điều kiện về thành tích, kết quả và sản phẩm cụ thể phù hợp để thực hiện việc bổ nhiệm trong thời gian chưa có văn bản hướng dẫn nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định 29/2024/NĐ-CP.
Theo đó, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị và tiêu chuẩn về quản lý nhà nước trong thời hạn quy định.
Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?