Phiếu đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2023 là mẫu nào?
- Phiếu đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2023 là mẫu nào?
- Việc đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên những tiêu chí nào?
- Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo những phương thức nào?
Phiếu đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2023 là mẫu nào?
Căn cứ Thông tư 3/2023/TT-BNV hướng dẫn một số quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tại đây.
Phiếu đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2023 là Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 3/2023/TT-BNV.
Tải Mẫu Phiếu đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tại đây.
Phiếu đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2023 là Mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:
Tiêu chí đánh giá
1. Chương trình, tài liệu:
a) Mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng.
b) Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu mà học viên cần đạt sau khi hoàn thành chương trình.
c) Nội dung tài liệu không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác.
d) Nội dung tài liệu bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
đ) Tài liệu được biên soạn bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.
e) Tài liệu có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định.
g) Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng.
h) Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình.
Như vậy, việc đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức dựa theo những tiêu chí nêu sau:
- Mục tiêu của chương trình;
- Chuẩn đầu ra của chương trình;
- Nội dung tài liệu:
+ Không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác.
+ Bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
+ Bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.
+ Có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định.
- Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng.
- Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình.
Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo những phương thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:
Bộ Nội vụ
1. Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với các khóa bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bằng các phương thức:
a) Trực tiếp đánh giá.
b) Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cơ quan đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá.
2. Theo dõi, đôn đốc Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Xây dựng, quản lý, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Gửi kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
Như vậy, Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo 02 phương thức sau:
- Đánh giá trực tiếp;
- Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cơ quan đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá.
Thông tư 3/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?