Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023 có nội dung gì? Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ đúng không?
- Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) phải tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước?
- Dự thảo Nghị quyết một số chính sách mới lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ?
- Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): tăng cường thanh tra, xử lý kịp thời các tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng như thế nào?
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023 Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể dưới bài viết này.
Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) phải tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước?
Căn cứ tại Mục 1 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023 hướng dẫn như sau:
Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Trong đó:
- Về tên gọi của Luật: Thống nhất đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước.
- Về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước (Điều 17 dự thảo Luật): Thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
- Về cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (Điều 20 dự thảo Luật); về tích hợp thông tin (Điều 23 dự thảo Luật).
- Về quy định chuyển tiếp (Điều 46 dự thảo Luật).
Cần tiếp tục đánh giá tác động, rà soát, nghiên cứu kỹ, bảo đảm khả thi, tránh gây xung đột với pháp luật liên quan. Quy định trong luật những nội dung có tính ổn định, thống nhất cao; những nội dung mới, còn biến động thì giao Chính phủ quy định bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp.
Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023? Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ? (Hình từ Internet)
Dự thảo Nghị quyết một số chính sách mới lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ?
Căn cứ tại Mục 5 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023 hướng dẫn như sau:
Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện thủ tục để Chính phủ trình Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam về 03 chính sách như sau:
- Thực hiện chủ trương cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở có đi có lại, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
- Nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 03 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
- Nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.
Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): tăng cường thanh tra, xử lý kịp thời các tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023 hướng dẫn như sau:
Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Xây dựng dự án Luật này phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và các yêu cầu, định hướng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Phải đặt lợi ích chung của đất nước là mục tiêu của việc xây dựng dự án Luật này; các quy định của Luật phải khắc phục được các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, góp phần khơi thông nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xử lý vấn đề sở hữu chéo, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.
- Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
- Xây dựng các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, thu giữ tài sản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?