Phí quyền hoạt động viễn thông là gì? Trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông được quy định ra sao tại Luật Viễn thông 2023?
- Phí quyền hoạt động viễn thông là gì? Trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông được quy định ra sao tại Luật Viễn thông 2023?
- Trường hợp nào không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sẽ bị thu hồi giấy phép viễn thông?
- Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Phí quyền hoạt động viễn thông là gì? Trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông được quy định ra sao tại Luật Viễn thông 2023?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Viễn thông 2023 thì phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà tổ chức, doanh nghiệp hoạt động viễn thông trả cho Nhà nước để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông.
Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông.
Cũng theo khoản 2 Điều 43 Luật Viễn thông 2023 thì trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông của tổ chức, doanh nghiệp viễn thông phải theo một trong các hình thức sau đây:
+ Nộp hằng năm theo mức cố định;
+ Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông.
Phí quyền hoạt động viễn thông là gì? Trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông được quy định ra sao tại Luật Viễn thông 2023? (Hình từ internet)
Trường hợp nào không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sẽ bị thu hồi giấy phép viễn thông?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023 có quy định như sau:
Thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông đã được cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông;
c) Thực hiện không đúng với nội dung giấy phép viễn thông được cấp và gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
d) Không triển khai đầy đủ trên thực tế cam kết triển khai mạng viễn thông hoặc không cung cấp dịch vụ viễn thông ra thị trường sau thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp quy định tại điểm g khoản này;
đ) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo giấy phép viễn thông được cấp 01 năm liên tục mà không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Tự nguyện hoàn trả giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
g) Bị thu hồi toàn bộ tài nguyên tần số vô tuyến điện đã được cấp theo giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bị thu hồi mà không sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
h) Không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sau 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan đã cấp giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông đã được cấp nếu không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sau 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan đã cấp giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp.
Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Theo Điều 36 Luật Viễn thông 2023 thì điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
+ Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật Viễn thông 2023 về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Bảo đảm cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số vô tuyến điện được cấp theo hình thức đấu giá, thi tuyển hoặc đối với băng tần được cấp lại;
+ Trúng đấu giá, trúng thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc đủ điều kiện được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần.
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
+ Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan
+ Điều kiện về triển khai mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ.
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật Viễn thông 2023 về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Điều 28, Điều 29, điểm d khoản 9 Điều 50, khoản 3 Điều 71 Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?