Phấn đấu năm 2022 áp dụng 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong các thủ tục hành chính và nâng cao công tác quản lý nhà nước như thế nào?
Quan điểm về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 đưa ra quan điểm về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước như sau:
"Điều 2. Quan điểm, mục tiêu phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
1. Quan điểm
a) Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 gắn với hoàn thiện thể chế; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
b) Kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, khai thác hiệu quả và giải phóng các nguồn lực phát triển của địa phương, đặc biệt là các địa phương tự bảo đảm ngân sách, có vị trí, vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội vùng;
c) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ, bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý;
d) Gắn việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện;
đ) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương."
Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước là gì?
Mục tiêu về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 đưa ra mục tiêu về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước như sau:
"Điều 2. Quan điểm, mục tiêu phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
...
2. Mục tiêu
Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ Nhân dân."
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
Theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 đưa ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước như sau:
"Điều 3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Căn cứ quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ban hành kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-CP), để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phân cấp, phân quyền, việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thời gian tới cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật chuyên ngành, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), trong đó: Chính phủ tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách; Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành theo phân công của Chính phủ và những vấn đề thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi đã được phân cấp, phân quyền.
a) Hoàn thiện các quy định phân quyền quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực.
- Ngành, lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư: Đầu tư; đầu tư công; đầu tư theo phương thức đối tác công tư; đấu thầu, thống kê;
- Ngành, lĩnh vực Tài chính: Tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý giá; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Ngành, lĩnh vực Giao thông vận tải: Đường bộ; đường sắt; hàng không;
- Ngành, lĩnh vực Xây dựng: Nhà ở;
- Ngành, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Đất đai; khoáng sản; biến đổi khí hậu;
- Ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông: Chính phủ số; công nghiệp công nghệ số; giao dịch điện tử và kinh tế số; báo chí; tần số vô tuyến điện;
- Ngành, lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội: Bảo hiểm xã hội;
- Ngành, lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Điện ảnh; di sản văn hóa;
- Ngành, lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: Công nghệ cao;
- Ngành, lĩnh vực Y tế: Dân số; y tế dự phòng; khám chữa bệnh (tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh); an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế;
- Ngành, lĩnh vực Thanh tra: Thanh tra.
b) Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực.
- Ngành, lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư: Hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi nước ngoài (sau đây viết tắt là ODA);
- Ngành, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Ngành, lĩnh vực Văn hóa: Văn hóa;
- Ngành, lĩnh vực Đối ngoại: Lãnh sự;
- Ngành, lĩnh vực Tư pháp: Hợp tác quốc tế về pháp luật;
- Ngành, lĩnh vực Thanh tra: Kiểm soát quyền lực.
c) Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực.
- Ngành, lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư: ODA; phát triển liên kết vùng;
- Ngành, lĩnh vực Tài chính: Tài chính - ngân sách nhà nước; tín dụng đầu tư;
- Ngành, lĩnh vực Công Thương: Công nghiệp;
- Ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chăn nuôi; lâm nghiệp;
- Ngành, lĩnh vực Giao thông vận tải: Đường bộ (đường cao tốc, đường quốc lộ); đường sắt; đường thủy nội địa; an toàn giao thông; hàng không; kết cấu hạ tầng giao thông; vận tải; quản lý phương tiện, thiết bị tham gia giao thông;
- Ngành, lĩnh vực Xây dựng: Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Ngành, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông: Bưu chính, viễn thông; tần số vô tuyến điện;
- Ngành, lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Gia đình; văn hóa cơ sở;
- Ngành, lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ;
- Ngành, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục;
- Ngành, lĩnh vực Y tế: Dược;
- Ngành, lĩnh vực Nội vụ: Tổ chức bộ máy;
- Ngành, lĩnh vực Thanh tra: Kiểm soát quyền lực;
Nội dung định hướng phân cấp, phân quyền và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, ngành và địa phương, gắn phân cấp, phân quyền với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên bảo đảm các nguồn lực đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, phấn đấu năm 2022 đạt 100% các thủ tục đủ điều kiện đạt mức độ 4, nâng cao chất lượng công vụ, công chức và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó:
a) Trên cơ sở hoàn thiện các quy định về phân cấp, phân quyền, các cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế cho phù hợp để thực hiện có hiệu quả các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, bảo đảm chuyển giao nhiệm vụ gắn với chuyển giao tổ chức bộ máy và biên chế;
b) Bố trí đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để các cơ quan, tổ chức sau khi được sắp xếp, kiện toàn có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
3. Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật và đã được phân cấp, phân quyền quản lý.
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chủ trương của Bộ Chính trị để phát triển các địa phương này trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của vùng, miền, đặc biệt là các địa phương tự bảo đảm ngân sách.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, phân quyền, trong đó:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nội dung quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;
b) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?