Phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia?
Ba chương trình mục tiêu quốc gia đang được hiện nay là gì?
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ đang thực 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm:
(1) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Căn cứ Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình này đến năm 2025 như sau:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%;
- Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%;
- Trên 80% phụ nữ có thai được khám định kỳ; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế;
- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số;…
(2) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Căn cứ Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022, một số mục tiêu cụ thể của Chương trình này đến năm 2025:
- Có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;
- Ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
- Cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...
(3) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Căn cứ Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022.
Một số mục tiêu cụ thể của chương trình này là:
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm;
- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm;
- 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn;
- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.
Phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia? (Hình từ Internet)
Đánh giá quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia những tháng đã qua trong năm 2022 như thế nào?
Căn cứ Công điện 698/CĐ-TTg năm 2022, thông qua Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định đầu tư.
Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã ban hành gần 80 văn bản pháp lý và giao kế hoạch nguồn ngân sách trung ương năm 2022, làm cơ sở để các cơ quan, địa phương phân bổ, giao kế hoạch vốn và triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm trong khi Kế hoạch vốn phải giải ngân rất lớn, riêng vốn ngân sách trung ương năm 2022 đã là hơn 34 nghìn tỷ đồng; đến nay vẫn còn 02 Thông tư, 17 văn bản hướng dẫn của các Bộ, cơ quan Trung ương chưa được ban hành;
Ngoài ra, còn gần 20 địa phương chưa được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ vốn ngân sách Trung ương; một số địa phương chưa kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
Cần tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ, khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Chính phủ giao các bộ tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại phiên họp tháng 9 năm 2022 như thế nào?
Tại Mục IV Nghị quyết 130/NQ-CP 2022 về hội nghị trực tuyến và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Chính phủ nêu rõ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương liên quan quyết liệt đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là ở các địa phương.
- Trong đó, yêu cầu các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc.
+ Chủ động đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 121/NQ-CP năm 2022.
+ Đồng thời rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm các thủ tục, văn bản, giấy tờ không cần thiết để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các Chương trình.
+ Khẩn trương hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong triển khai thực hiện.
- Bộ trưởng các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kiểm điểm các tổ chức, cá nhân để chậm tiến độ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 10 năm 2022.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của năm 2022; phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trong năm 2022, bảo đảm hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?