Phấn đấu 100% trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục giai đoạn 2022-2030?
- Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” hướng đến những đối tượng nào?
- Mục tiêu cụ thể đối với trẻ em trong chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì?
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn được lấy từ đâu?
Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” hướng đến những đối tượng nào?
Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.
Theo đó, tại Mục I Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, các đối tượng, phạm vi của Chương trình bao gồm Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc:
- Các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
- Các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, phạm vi tác động của Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” còn bao gồm các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Phấn đấu 100% trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục giai đoạn 2022-2030? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể đối với trẻ em trong chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì?
Theo nội dung tại tiểu mục 1 Mục II Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, mục tiêu chung của Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” được xác định như sau:
- Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;
- Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học;
- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội;
- Bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Về mục tiêu cụ thể, tiểu mục 2 Mục II Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 nêu rõ các mục tiêu cụ thể đối với trẻ em như sau:
- Đến năm 2025:
+ Có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non;
+ Có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi;
+ Có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;
- Đến năm 2030:
+ Có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non;
+ Có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi;
+ Có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;
- Hằng năm: 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
Như vậy, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030" thực hiện theo những mục tiêu cụ thể nêu trên. Trong đó nổi bật là mục tiêu đảm bảo 100% trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng.
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn được lấy từ đâu?
Căn cứ vào nội dung được đề cập tại tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” bao gồm:
- Nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành:
+ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
+ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
- Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao và giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Như vậy, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” được thực hiện theo 03 nguồn vốn chính nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?