Phạm vi trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
- Phạm vi trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
- Việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện thế nào?
- Mục đích phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố là gì?
Phạm vi trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
Ngày 31/03/2023, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao liên tịch ban hành Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Theo đó, tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC đã xác định phạm vi trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như sau:
Phạm vi trao đổi thông tin
1. Trong giai đoạn điều tra: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự (đối với những vụ án có tranh chấp về thẩm quyền); nhập, tách vụ án hình sự; những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự; việc chứng minh dòng tiền; vật chứng; giám định, định giá tài sản; việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; tương trợ tư pháp về hình sự; đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ đồ vật, tài liệu; việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng và những thông tin khác trong giai đoạn điều tra mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
2. Trong giai đoạn truy tố: Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố; quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; quyết định truy tố; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can; phục hồi vụ án và những thông tin khác mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
3. Trong giai đoạn xét xử: Chuyển vụ án trong xét xử, bàn giao tài liệu, hồ sơ vụ án; đưa vụ án ra xét xử; xây dựng kế hoạch xét xử và phối hợp trao đổi trong việc tổ chức bảo vệ phiên tòa và những thông tin khác trong giai đoạn giai đoạn xét xử mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Như vậy, theo quy định trên thì trong các giai đoạn điều tra - truy tố - xét xử, phạm vi trao đổi thông tin giữa giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CAND, VKSND, TAND được xác định theo nội dung nêu trên.
Việc trao đổi thông tin được thực hiện khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Phạm vi trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
Việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
1. Quá trình điều tra các tội phạm có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền; quá trình điều tra tội khủng bố, Cơ quan điều tra phải điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố và kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Chậm nhất 05 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra trao đổi với Viện Kiểm sát cùng cấp để phối hợp.
2. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hành vi có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền hoặc tội khủng bố, Viện Kiểm sát phải kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với Cơ quan điều tra, đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
3. Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án, đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan.
Như vậy, việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định trên.
Mục đích phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC, mục đích phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố bao gồm:
- Bảo đảm sự phối hợp, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ trung ương đến địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
- Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trao đổi thông tin phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực từ ngày 25/05/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?