Phạm vi sử dụng các loại thẻ ngân hàng từ ngày 01/7/2024 ra sao? Mất thẻ ngân hàng xử lý như thế nào?
Phạm vi sử dụng các loại thẻ ngân hàng từ ngày 01/7/2024 ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi sử dụng thẻ như sau:
(1) Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh: được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với Tổ chức phát hành thẻ.
(2)Thẻ tín dụng: được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với Tổ chức phát hành thẻ; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
(3) Thẻ trả trước vô danh: chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử và không được rút tiền mặt.
(4) Thẻ phụ: phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và phù hợp với phạm vi sử dụng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính.
(5) Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
(6) Thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ với:
+ Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
+ Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
+ Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
+ Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
- Khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
- Đối với các Tổ chức phát hành thẻ là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Phạm vi sử dụng các loại thẻ ngân hàng từ ngày 01/7/2024 ra sao? Mất thẻ ngân hàng xử lý như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Mất thẻ ngân hàng xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về xử lý trong trường hợp mất thẻ như sau:
Xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ
1. Khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT.
2. Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, TCPHT phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Sau khi thực hiện khóa thẻ, TCPHT hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do TCTQT cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ.
3. Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, TCPHT và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi mất thẻ, xử lý như sau:
- Thông báo ngay cho Tổ chức phát hành thẻ:
Ngay khi phát hiện mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho tổ chức phát hành thẻ (TCPHT).
- Tổ chức phát hành thẻ thực hiện:
+ Khi nhận được thông báo từ chủ thẻ, Tổ chức phát hành thẻ phải ngay lập tức khóa thẻ.
+ Tổ chức phát hành thẻ phối hợp với các bên liên quan để triển khai các biện pháp kinh doanh cần thiết để ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra.
+ Tổ chức phát hành thẻ phải thông báo lại cho chủ thẻ sau khi đã khóa thẻ.
- Thời hạn xử lý:
+ Tổ chức phát hành thẻ phải hoàn thành xử lý thông báo từ chủ thẻ trong vòng:
++ 5 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp.
++ 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do tổ chức thẻ quốc tế cấp.
- Trách nhiệm và bồi thường:
Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, TCPHT và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thẻ ngân hàng bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định thì thẻ ngân hàng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
(1) Thẻ giả.
(2) Thẻ sử dụng trái phép.
(3) Phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
(4) Các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?