Phạm vi đường ngang được xác định như thế nào? Xây dựng nhà gác đường ngang phải tuân thủ quy định gì?

Cho tôi hỏi: Phạm vi đường ngang được xác định như thế nào? Xây dựng nhà gác đường ngang phải tuân thủ quy định gì? Câu hỏi của chị Diệp đến từ Khánh Hòa.

Phạm vi đường ngang được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Phạm vi và khu vực đường ngang
1. Phạm vi đường ngang được xác định như sau:
a) Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
b) Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Khu vực đường ngang bao gồm:
a) Phạm vi đường ngang;
b) Giới hạn hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang theo quy định tại Nghị định quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

Như vậy theo quy định trên phạm vi đường ngang được xác định như sau:

- Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

- Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ.

Phạm vi đường ngang được xác định như thế nào? Xây dựng nhà gác đường ngang phải tuân thủ quy định gì?

Phạm vi đường ngang được xác định như thế nào? Xây dựng nhà gác đường ngang phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)

Khi xây dựng mới đường ngang phải tuân thủ yêu cầu gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Vị trí đặt và góc giao cắt của đường ngang
1. Khi xây dựng mới đường ngang phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
b) Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;
c) Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga;
d) Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m);
đ) Khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m);
e) Trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
2. Đối với đường ngang hiện tại không thỏa mãn các Điều kiện tại Khoản 1 Điều này phải cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu hoặc tạm thời duy trì nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện giao thông qua đường ngang.
3. Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao cắt không được nhỏ hơn 45°.

Như vậy theo quy định trên khi xây dựng mới đường ngang phải tuân thủ yêu cầu sau:

- Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

- Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;

- Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga;

- Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m);

- Khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m);

Lưu ý: Trường hợp không đáp ứng yêu cầu trên đây phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

Xây dựng nhà gác đường ngang phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Nhà gác đường ngang chỉ được sử dụng phục vụ cho nhân viên gác đường ngang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang và phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Đặt ở vị trí có thể quan sát được về hai phía đường bộ và đường sắt thuận tiện cho công tác của nhân viên gác đường ngang; không làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường sắt và đường bộ.

- Bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang phải cách mép ray đường sắt ngoài cùng, mép phần xe chạy đường bộ ít nhất 3,5 mét (m) và không xa quá 10 mét (m). Cửa ra vào mở về phía đường bộ, tường nhà phải có cửa sổ lắp kính nhìn rõ được đường bộ và đường sắt; nền nhà phải cao hơn hoặc cao bằng mặt ray.

- Nhà gác đường ngang phải có buồng vệ sinh, nước sạch, đủ ánh sáng làm việc. Khi xây dựng mới, diện tích nhà gác đường ngang không nhỏ hơn 12 mét vuông (m2).

Lưu ý: Trường hợp không đáp ứng quy định trên phải được chấp thuận của:

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng.

- Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với đường ngang chuyên dùng trên đường sắt chuyên dùng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,728 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào