Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều dọc được xác định như thế nào? Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị được xác định như thế nào?

Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều dọc được xác định như thế nào? Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị được xác định như thế nào? Câu hỏi của chú Trực ở Hà Nội.

Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều dọc được xác định như thế nào?

căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt
1. Phạm vi bảo vệ trên không của cầu tính từ điểm cao nhất của kết cấu cầu trở lên theo phương thẳng đứng là 02 mét và không nhỏ hơn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
2. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều dọc được xác định như sau:
a) Từ cột tín hiệu phòng vệ phía bên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ phía bên kia cầu đối với cầu có cột tín hiệu phòng vệ;
b) Từ đuôi mố cầu bên này đến đuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi bên đầu cầu đối với cầu không có cột tín hiệu phòng vệ.
3. Phạm vi bảo vệ cầu theo phương ngang tính từ mép ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên được xác định như sau:
a) Cầu cạn trong đô thị: 10 mét đối với cầu đường sắt tốc độ cao; 03 mét đối với cầu đường sắt đô thị; 05 mét đối với cầu đường sắt còn lại.
b) Cầu vượt sông, kênh, rạch trong đô thị:
10 mét đối với cầu đường sắt tốc độ cao; 05 mét đối với cầu đường sắt đô thị và cầu đường sắt còn lại có chiều dài dưới 20 mét;
20 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
100 mét đối với cầu có chiều dài trên 300 mét.
c) Cầu cạn ngoài đô thị: 20 mét đối với cầu đường sắt tốc độ cao; 03 mét đối với cầu đường sắt đô thị; 07 mét đối với cầu đường sắt còn lại.
d) Cầu vượt sông ngoài đô thị:
20 mét đối với cầu có chiều dài dưới 20 mét;
50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
150 mét đối với cầu có chiều dài trên 300 mét.
đ) Chi tiết xác định phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang thực hiện theo quy định tại khoản 2 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đối với các cầu đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ cầu đường sắt, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình cầu đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.
5. Phạm vi bảo vệ phía dưới cầu là 02 mét tính từ điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu trở xuống.
6. Trường hợp cầu đường sắt vượt đường bộ, luồng chạy tàu đường thủy nội địa hoặc luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ dưới cầu phải tuân thủ các quy định tương ứng của pháp luật liên quan đến đường bộ, đường thủy nội địa hoặc hàng hải; đồng thời phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình cầu đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.
7. Trường hợp phạm vi bảo vệ phía dưới dầm cầu không thỏa mãn quy định tại khoản 6 Điều này, cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để có các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn cho người khi duy tu, sửa chữa cầu đường sắt.

Như vậy theo quy định trên phạm vi bảo vệ cầu theo chiều dọc được xác định như sau:

- Từ cột tín hiệu phòng vệ phía bên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ phía bên kia cầu đối với cầu có cột tín hiệu phòng vệ.

- Từ đuôi mố cầu bên này đến đuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi bên đầu cầu đối với cầu không có cột tín hiệu phòng vệ.

Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều dọc được xác định như thế nào? Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị được xác định như thế nào?

Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều dọc được xác định như thế nào? Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị bao gồm vùng không được xây dựng công trình khác và vùng kiểm soát xây dựng công trình khác, được xác định như sau:

- Vùng không được xây dựng công trình khác là vùng đất bao quanh hầm, có mặt cắt hình chữ nhật, được xác định như sau:

+ Đối với hầm tròn, phía trên và phía dưới cách đỉnh hầm hoặc đáy hầm bằng một lần đường kính ngoài vỏ hầm; hai bên cách mép ngoài của vỏ hầm bằng một lần bán kính ngoài vỏ hầm.

+ Đối với hầm chữ nhật, phía trên và phía dưới cách đỉnh hầm hoặc đáy hầm một khoảng bằng 06 mét; hai bên cách mép ngoài hầm một khoảng bằng 03 mét.

+ Đối với hầm có dạng mặt cắt khác, quy về hầm tròn hoặc hầm chữ nhật tùy thuộc vào mặt cắt hầm gần giống với hình nào hơn.

- Vùng kiểm soát xây dựng công trình khác là vùng đất phía trên, bên ngoài vùng không được xây dựng công trình khác, nằm trong phạm vi hình thang có đáy bé (ở phía dưới) là đoạn thẳng nằm ngang chia đôi vùng không được xây dựng công trình khác và đáy lớn là mặt đất tự nhiên (ở phía trên) với kích thước của đáy lớn được xác định như sau:

+ Trong khu gian là 30 mét, tính từ tim hầm trở ra mỗi bên.

+ Tại khu vực nhà ga ngầm là 40 mét, tính từ tim hầm trở ra mỗi bên.

- Khi xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành các hoạt động khác trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình hầm đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.

- Chi tiết xác định phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị thực hiện theo quy định tại khoản 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 56/2018/NĐ-CP.

Phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga, đề-pô đường sắt được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định việc xác định phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga, đề-pô đường sắt như sau:

- Phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga, đề-pô trên mặt đất bao gồm tường rào, mốc chỉ giới, toàn bộ vùng đất phía trong tường rào, mốc chỉ giới ga, đề-pô theo quy hoạch.

- Phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga trên cao là 03 mét tính từ mép ngoài cùng của kết cấu ga.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đóng đường bằng máy thẻ đường trong giao thông đường sắt
Pháp luật
Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
Pháp luật
8 nội dung kiểm tra kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025 theo Thông tư 63 2024?
Pháp luật
Thông tư 63 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách tại những ga có ke ga chưa nâng cấp bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Ai có quyền xác định ranh giới đất dành cho đường sắt? Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt gồm những loại hồ sơ gì?
Pháp luật
Có được đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh hay không? Người có hành vi đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh có thể bị xử phạt đến 500 nghìn đồng?
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
2,054 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào