Phạm nhân bị bệnh hoặc đau ốm theo nội quy của cơ sở giam giữ thì có được nghỉ lao động không?

Tôi muốn hỏi phạm nhân bị bệnh hoặc đau ốm theo nội quy của cơ sở giam giữ thì có được nghỉ lao động không? - câu hỏi của chị Trà (Bến Tre).

Phạm nhân bị bệnh hoặc đau ốm theo nội quy của cơ sở giam giữ thì có được nghỉ lao động không?

Căn cứ tại Điều 8 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP quy định như sau:

Sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề:
1. Phạm nhân phải tôn trọng, tự giác thực hiện nếp sống văn minh; sinh hoạt, học tập, lao động có trật tự, kỷ luật chặt chẽ. Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh, lễ tiết trong sinh hoạt, học tập, lao động, ngủ nghỉ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn, phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng; chấp hành nghiêm sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, điểm danh, kiểm diện hằng ngày. Khi có hiệu lệnh tập hợp phải nhanh chóng xếp hàng theo tổ (đội), mặc quần áo gọn gàng và giữ trật tự. Trường hợp có báo động hoặc sự việc đột xuất phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ.
2. Phạm nhân lao động, học nghề đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm quy định an toàn, vệ sinh lao động; tích cực lao động, học nghề theo sự hướng dẫn của cán bộ, không gây cản trở công việc của người khác. Phạm nhân có trách nhiệm bảo vệ tài sản của cơ sở giam giữ, của mình và của người khác; báo cáo kịp thời cho cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân về các hành vi xâm phạm đến tài sản đó. Phạm nhân ốm đau, bệnh tật có chỉ định, xác nhận của cán bộ y tế thì được nghỉ lao động.
3. Chấp hành nghiêm hướng dẫn của cán bộ khi tham gia các chương trình, hoạt động giáo dục, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
4. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt chung, phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng mỗi tuần một lần kinh sách in, được xuất bản, phát hành hợp pháp. Phạm nhân theo tôn giáo đăng ký với cơ sở giam giữ việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân tại địa điểm, thời gian do cơ sở giam giữ phạm nhân quy định và không làm ảnh hưởng đến người khác. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm quản lý, kiểm duyệt kinh sách trước khi cho phạm nhân sử dụng.

Theo đó, phạm nhân bị ốm đau, bệnh tật khi có chỉ thị, xác nhận của cán bộ y tế thì được nghỉ lao động.

Phạm nhân bị bệnh hoặc đau ốm theo nội quy của cơ sở giam giữ thì có được nghỉ lao động không?

Phạm nhân bị bệnh hoặc đau ốm theo nội quy của cơ sở giam giữ thì có được nghỉ lao động không?

Chế độ lao động của phạm nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy đinh như sau:

Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất được hưởng các chế độ lao động:

- Tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

- Được nghỉ lao động trong trường hợp bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận

Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức lao động cho phạm nhân như thế nào?

Căn cứ tại Điều 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Tổ chức lao động cho phạm nhân
1. Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
2. Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
3. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, tổ chức lao động cho phạm nhân sẽ căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân

Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có những nội dung:

- Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;

- Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;

- Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;

- Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.

Lưu ý: Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.

Thông tư 89/2022/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/01/2023.

Phạm nhân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm nhân có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm ngoài tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng không?
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,809 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào