Phải hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin trên cổng thông tin điện tử? Khuyến khích cổng thông tin điện tử hỗ trợ việc truy cập từ các thiết bị di động?
Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT về việc hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin như sau:
"Điều 18. Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin
1. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin theo các yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Bảo đảm màu sắc và độ tương phản hợp lý: sự kết hợp giữa màu nền và màu chữ phải có độ tương phản rõ ràng để hỗ trợ người khiếm thị dễ dàng nhận biết. Hạn chế sử dụng màu sắc để nhấn mạnh nội dung trong một đoạn văn bản. Khuyến khích có chức năng cho phép người sử dụng thay đổi được màu sắc và độ tương phản giữa màu nền và màu chữ;
b) Không sử dụng chữ hay đối tượng nhấp nháy, chữ tự động chuyển động để bảo đảm có thể sử dụng được chương trình đọc màn hình khi cần thiết;
c) Cung cấp thông tin tương đương: cung cấp dòng văn bản (text) mô tả nội dung thông tin tương đương cho các đối tượng không phải là văn bản như biểu tượng, hình ảnh, phím xác nhận, chữ nghệ thuật, biểu đồ, đồ thị, và tất cả các liên kết trên hình ảnh; dòng văn bản diễn tả nội dung thông tin chính của các đối tượng thông tin âm thanh, video;
d) Định hướng thông tin: sử dụng cụm từ có nghĩa để gắn với một đường liên kết hoặc sử dụng thuộc tính tiêu đề để cung cấp thông tin bổ sung giúp làm rõ hoặc miêu tả cụ thể hơn mục đích của một liên kết; sử dụng thuộc tính đề mục để phân chia các phần nội dung thông tin trong một trang thông tin;
đ) Trình bày bảng dữ liệu: cung cấp thông tin tóm tắt cho các bảng dữ liệu để mô tả bảng thể hiện dữ liệu gì, tên các tiêu đề của bảng; sử dụng kỹ thuật đánh dấu để liên kết các ô dữ liệu với các ô tiêu đề tương ứng cho các bảng dữ liệu có nhiều mức logic của tiêu đề hàng hay cột.
2. Khuyến khích cung cấp các phím tắt để truy cập tới các chức năng của cổng thông tin điện tử, đặc biệt là tới các chức năng: Trang chủ, Sơ đồ cổng thông tin điện tử, Tìm kiếm; tích hợp trên cổng thông tin điện tử các công nghệ, chức năng hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin (tự động đọc nội dung, tăng giảm cỡ chữ)."
Phải hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin trên cổng thông tin điện tử? Khuyến khích cổng thông tin điện tử hỗ trợ việc truy cập từ các thiết bị di động? (Nguồn ảnh: Internet)
Cổng thông tin điện tử đảm bảo các yêu cầu về giao diện, bố cục như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT về giao diện, bố cục và chức năng tối thiểu của cổng thông tin điện tử như sau:
"Điều 16. Giao diện, bố cục và chức năng tối thiểu của cổng thông tin điện tử
1. Giao diện phải bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng, các vùng thông tin được phân biệt rõ ràng.
2. Các hạng mục thông tin chủ yếu được quy định tại Chương II Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 43/2011/NĐ-CP) phải được hiển thị trên trang chủ hoặc trong danh mục chính và ở vị trí thuận tiện cho người sử dụng dễ nhận thấy.
3. Bố cục sắp xếp thông tin trên trang chủ của cổng thông tin điện tử
Bố cục trang chủ bao gồm 3 phần: phần đầu trang, phần thông tin chính và phần chân trang.
a) Phần đầu trang: gồm có đầu đề giới thiệu (banner) và danh mục chức năng (menu). Đầu đề giới thiệu là phần trên cùng của trang chủ với các thông tin cơ bản: hình Quốc huy hoặc biểu trưng của cơ quan và tên đầy đủ của cơ quan bằng tiếng Việt với kiểu chữ chân phương. Dưới đầu đề giới thiệu là danh mục thể hiện các chức năng chính như: Trang chủ, Giới thiệu, Dịch vụ công trực tuyến, Sơ đồ cổng thông tin điện tử và các chức năng khác;
b) Phần thông tin chính: là phần nằm ở giữa phần đầu trang và phần chân trang thể hiện các hạng mục thông tin chính, các đầu mục tin bài chọn lọc, mới cập nhật, các chức năng chính phục vụ người sử dụng tìm kiếm, trao đổi thông tin với cơ quan nhà nước;
c) Phần chân trang: hiển thị các thông tin về bản quyền và thông tin của cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử. Các thông tin của cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử tối thiểu cần có bao gồm: tên đơn vị, người chịu trách nhiệm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thư điện tử của đơn vị.
4. Các chức năng tối thiểu của cổng thông tin điện tử
a) Các chức năng hỗ trợ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP;
b) Chức năng sơ đồ cổng thông tin điện tử (site map): sơ đồ cổng thông tin điện tử phải thể hiện đầy đủ, chính xác cấu trúc các hạng mục thông tin, dịch vụ của cổng thông tin điện tử dưới cấu trúc hình cây dạng văn bản cho người sử dụng, dạng một tập tin XML cho máy tìm kiếm."
Thiết bị di động truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT về thiết bị di động tuy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được hỗ trợ như sau:
"Điều 17. Hỗ trợ truy cập cho thiết bị di động
1. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải hỗ trợ việc truy cập từ các thiết bị di động tối thiểu đối với các hạng mục Thông tin chủ yếu theo quy định tại Chương II Nghị định số 43/2011/NĐ-CP.
2. Khuyến khích cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hỗ trợ hoàn toàn việc truy cập từ các thiết bị di động.
3. Việc thiết kế, xây dựng cổng thông tin điện tử hỗ trợ cho việc truy cập từ thiết bị di động khuyến khích áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật về Truy cập nội dung Web đối với thiết bị di động phiên bản 2.0 (WCAG 2.0, địa chỉ liên kết: https://www.w3.org/TR/WCAG20) và Sáng kiến truy nhập Web (WAI) của Tổ chức Web thế giới (W3C) hoặc các phiên bản WCAG cập nhật nếu có."
Như vậy, thiết bị di động truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được hỗ trợ theo quy định trên.
Cổng thông tin điện tử (portal) là gì?
Thời gian đăng tải văn bản quy phạm pháp luật lên Cổng thông tin điện tử có quy định trong bao nhiêu ngày?
Dữ liệu đặc tả là gì? Cơ quan nào cung cấp các dữ liệu đặc tả cho Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước?
Cổng thông tin điện tử là gì? Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước cần tuân thủ theo quy tắc như thế nào?
11 yêu cầu chung đối với cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước mới nhất là gì?
Việc kết nối phục vụ giám sát, đo lường, đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử mới nhất ra sao?
Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng tối thiểu bao nhiêu tên miền “.vn”?
Việc đăng tải và khai thác thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử nội bộ Bộ Tài chính phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục có những thông tin chủ yếu nào? Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Cổng thông tin điện tử nội bộ Bộ Tài chính là gì? Cổng thông tin điện tử nội bộ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?