Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm những gì? Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác?
Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
1. Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:
a) Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản;
b) Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Như vậy theo quy định trên nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:
- Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản;
- Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới.
Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm những gì? Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có quyền gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
1. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Tiến hành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chuyển ra ngoài khu vực điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu để phân tích, thử nghiệm theo đề án đã được phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện;
b) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản; không được tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
đ) Trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
e) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ; nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy theo quy định trên tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có quyền:
- Tiến hành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chuyển ra ngoài khu vực điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu để phân tích, thử nghiệm theo đề án đã được phê duyệt.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Khoáng sản 2010 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
+ Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
+ Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
- Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?