Những văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 nào cần phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới?
- Có bao nhiêu văn bản quy định chi tiết hướng dẫn các Luật, Nghị quyết của Quốc hội phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới?
- Những văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 nào cần phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới?
- Văn bản quy định chi tiết là loại văn bản gì và được xây dựng như thế nào?
- Chính phủ ban hành Nghị định để quy định gì?
Có bao nhiêu văn bản quy định chi tiết hướng dẫn các Luật, Nghị quyết của Quốc hội phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới?
Căn cứ Mục 3 Báo cáo 3764/BC-VPCP 2024 của Văn phòng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ giao và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của quốc hội thuộc thẩm quyền của chính phủ 5 tháng đầu năm 2024:
Tính đến ngày 31/05/2024, có 51 văn bản quy định chi tiết hướng dẫn các Luật, Nghị quyết của Quốc hội phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới - giảm 04 văn bản so với tháng trước, đang được các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng, trình theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể bao gồm các văn bản thuộc các cơ quan dưới đây:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: 06 văn bản;
- Bộ Quốc phòng: 06 văn bản;
- Bộ Thông tin và Truyền thông: 06 văn bản;
- Bộ Tài chính: 06 văn bản;
- Bộ Xây dựng: 06 văn bản;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 07 văn bản;
- Bộ Công an: 03 văn bản;
- Bộ Công Thương: 02 văn bản;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 02 văn bản;
- Bộ Tài chính: 02 văn bản;
- Bộ Tư pháp: 02 văn bản;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 01 văn bản;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 01 văn bản;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 văn bản.
Những văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 nào cần phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới? (Hình từ internet)
Những văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 nào cần phải xây dựng, trình và ban hành trong thời gian tới?
Căn cứ Phụ lục IV ban hành kèm theo Báo cáo 3764/BC-VPCP 2024 nêu Luật Đất đai 2024 có 10 văn bản đã và đang được xây dựng, trình và ban hành, bao gồm các văn bản sau:
- Văn bản đã hoàn thành và được ban hành: Nghị định 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024.
- Văn bản đang được soạn thảo:
+ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
+ Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai;
+ Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
+ Nghị định quy định về giá đất;
+ Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Nghị định quy định về quỹ phát triển đất;
+ Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
+ Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa;
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Như vậy, có 09 văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật Đất đai 2024 trên đây đang được các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng, trình trong giai đoạn sắp tới.
Văn bản quy định chi tiết là loại văn bản gì và được xây dựng như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:
Văn bản quy định chi tiết
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.
2. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định trong các văn bản khác nhau.
Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
Như vậy, văn bản quy định chi tiết là một loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm quy định chi tiết cho một văn bản quy phạm pháp luật có điều, khoản, điểm liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết.
Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.
Quy định khi xây dựng văn bản quy định chi tiết gồm:
- Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
- Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định trong các văn bản khác nhau.
- Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
Chính phủ ban hành Nghị định để quy định gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về việc Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định nhằm quy định:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?