Những trường hợp nào phải từ chối, thay đổi Thẩm phán trong phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
- Những trường hợp nào phải từ chối, thay đổi Thẩm phán trong phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
- Ai có quyền phân công lại khi Thẩm phán được phân công thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính?
- Nguyên tắc để Thẩm phán xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính là gì?
Những trường hợp nào phải từ chối, thay đổi Thẩm phán trong phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
Tại Điều 11 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có quy định về những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
1. Là người thân thích của người bị đề nghị.
2. Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
3. Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
4. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, có 04 trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp hành chính cụ thể:
- Là người thân thích của người bị đề nghị.
- Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
- Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
Những trường hợp nào phải từ chối, thay đổi Thẩm phán trong phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính? (Hình từ Internet)
Ai có quyền phân công lại khi Thẩm phán được phân công thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính?
Theo quy định Điều 10 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có quy định như sau:
Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
2. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác khi Thẩm phán được phân công thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định.
Nguyên tắc để Thẩm phán xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính là gì?
Tại Điều 2 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc Thẩm phán xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính cụ thể:
- Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Đối với người chưa thành niên còn phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ và các nguyên tắc xử lý quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Bảo đảm quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tham gia, trình bày ý kiến trước Tòa án, tranh luận tại phiên họp.
- Bảo đảm quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
Người bị đề nghị thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được đề nghị tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do 01 Thẩm phán thực hiện. Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Bảo đảm sự vô tư của người tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án là tiếng Việt. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có người phiên dịch.
- Bảo đảm quyền được xem xét theo hai cấp trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?