Những trường hợp nào không xem xét kết nạp lại vào Đảng đối với những Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng?
Những trường hợp nào không xem xét kết nạp lại vào Đảng đối với những Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng?
Căn cứ vào tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:
Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
...
3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.
...
3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
3.5.3. Chỉ kết nạp lại một lần.
3.5.4. Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Theo như quy định trên thì Đảng viên đã bị xử lý kỷ luật đưa ra khỏi Đảng sẽ không được kết nạp lại vào Đảng do tự bỏ sinh hoạt Đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng trừ những trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn; gây mất đoàn kết trọng nội bộ nghiêm trọng, bị kết an vì tội tham nhũng, bị kết án từ tội nghiêm trọng trở lên.
Ngoài ra, quy định trên cũng đề cập đến trường hợp nếu như Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng nhưng được kết nạp lại vào Đảng thì phải trãi qua thời gian dự bị và việc kết nạp lại vào Đảng đối với Đảng viên đã bị xử lý kỷ luật đưa ra khỏi Đảng chỉ được thực hiện duy nhất một lần cho một Đảng viên.
Những trường hợp nào không xem xét kết nạp lại vào Đảng đối với những Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng? (Hình từ Internet)
Cách xác định tội phạm bị kết án để quyết định kết nạp lại vào Đảng đối với Đảng viên được quy định thế nào?
Theo như nội dung trên đã đề cập thì ngoài việc Đảng viên bị kết án vì tội tham nhũng (không quan trọng mức độ phạm tội) thì Đảng viên bị kết án vì những tội danh khác sẽ không được kết nạp lại vào Đảng khi mức độ phạm tội từ nghiêm trọng trở lên.
Căn cứ vào Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, Đảng viên bị kết án với bất kỳ tội danh gì (trừ tội tham nhũng) mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ 3 năm tù trở lên thì sẽ không được kết nạp lại vào Đảng.
Điều kiện để Đảng viên được kết nạp lại vào Đảng là gì?
Căn cứ vào tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:
Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
...
3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.
3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
Theo như quy định trên thì Đảng viên đã bị cho ra khỏi Đảng sẽ được kết nạp lại vào Đảng khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn như sau:
- Về tuổi đời.
+ Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
+ Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
- Về trình độ học vấn.
+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
+ Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
- Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?