Những trường hợp nào đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất 2024?
- Những trường hợp nào đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất 2024?
- Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong những trường hợp nào?
- Thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị như thế nào?
Những trường hợp nào đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất 2024?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về những trường hợp đương nhiên mất tư cách như sau:
Những trường hợp đương nhiên mất tư cách
1. Những trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng:
a) Thuộc một trong các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 42 của Luật này;
b) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tồn tại;
c) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức;
d) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Khi tổ chức tín dụng đó bị thu hồi Giấy phép;
e) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;
g) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đó;
h) Chết.
2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh về việc nhân sự đương nhiên mất tư cách theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và h khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhân sự đương nhiên mất tư cách và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này; thực hiện thủ tục bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi đương nhiên mất tư cách, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Như vậy theo quy định trên thì những trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị:
- Thuộc một trong các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tồn tại;
- Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức;
- Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Khi tổ chức tín dụng đó bị thu hồi Giấy phép;
- Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;
- Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đó;
- Chết.
Những trường hợp nào đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất 2024? (Hình từ internet)
Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì trừ trường hợp đương nhiên mất tư cách được quy định tại Điều 45 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Miễn nhiệm khi có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;
- Bãi nhiệm khi không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Bãi nhiệm khi không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Bãi nhiệm khi thành viên độc lập Hội đồng quản trị không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và khoản 3 Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm khác theo Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị như thế nào?
Theo Điều 47 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị như sau:
- Ngân hàng Nhà nước có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; người điều hành tổ chức tín dụng vi phạm quy định những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ tại Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khoản 10 Điều 48 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
Lưu ý: được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu, bổ nhiệm người thay thế hoặc chỉ định người thay thế nếu xét thấy cần thiết.
- Ban kiểm soát đặc biệt có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; người điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu xét thấy cần thiết.
Lưu ý: Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 47 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 phải tham gia xử lý các tồn tại và vi phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc Ban kiểm soát đặc biệt.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?