Những trường hợp nào đoàn viên công đoàn sẽ bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi công đoàn theo quy định?
Trường hợp nào đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi công đoàn?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Quy định kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, quy định về nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên như sau:
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, đoàn viên công đoàn vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều 25 Quy định kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
- Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp nào đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi công đoàn? Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật khai trừ đoàn viên công đoàn vi phạm? (Hình từ internet)
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật khai trừ đoàn viên công đoàn vi phạm?
căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quy định kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
2. Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
b) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Như vậy, ban thường vụ công đoàn có thẩm quyền xử lý kỷ luật khai trừ đoàn viên công đoàn đối với đoàn viên công đoàn vi phạm.
Trình tự xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn vi phạm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy định kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, trình tự xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn vi phạm được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên hướng dẫn viết kiểm điểm.
- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên họp kiểm điểm, đối tượng vi phạm trình bày kiểm điểm, hội nghị góp ý kiến, kết luận, tiến hành bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) gửi ban thường vụ công đoàn cơ sở xem xét.
- Ủy ban kiểm tra giúp ban thường vụ công đoàn cơ sở nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có Ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
- Ban thường vụ cơ sở công đoàn họp thảo luận xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật
- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn cơ sở ký ban hành quyết định kỷ luật.
- Lưu hồ sơ kỷ luật tại văn phòng công đoàn cơ sở.
Bước 4: Thi hành kỷ luật
- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.
- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn vi phạm được thực hiện theo các bước như trên,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?