Những trường hợp nào bắt buộc phải đổi từ thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chíp?
Những trường hợp nào bắt buộc phải đổi từ thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chíp?
Việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp đã được cơ quan chức năng thực hiện từ ngày 01/01/2021. Trong khoảng thời gian trước đó, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020 thì người dân sẽ được cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch.
Thẻ căn cước công dân có mã vạch được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng nếu như không thuộc các trường hợp phải đổi thẻ căn cước công dân.
Những trường hợp sau đây sẽ bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp:
Căn cứ vào Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo đó, thẻ căn cước công dân mã vạch phải được đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp khi:
- Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng
- Xác định lại giới tính, quên quán
- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân
- Khi công dân có yêu cầu muốn đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Những trường hợp nào bắt buộc phải đổi từ thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chíp?
Trình tự đổi thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chíp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 của Luật này mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này.
3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Theo như khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 thì trình tự thực hiện đổi thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chíp như sau:
- Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
- Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
- Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Thời hạn đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, tại khu vực thành phố, thị xã thì việc đổi căn cước công dân gắn chíp được thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc; tại vùng miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo thì đổi căn cước công dân gắn chíp trong vòng 20 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?