Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh được quy định như thế nào?

Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh? Câu hỏi của bạn Huỳnh Như đến từ Sa Đéc.

Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh?

Tại phiên họp thứ 20 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo đó, thị xã Tân Uyên sẽ được điều chỉnh lên thành phố Tân Uyên. Như vậy, với việc Tân Uyên lên thành phố thì tỉnh Bình Dương sẽ có đến 04 thành phố trực thuộc tỉnh.

Như vậy, trên cả nước sẽ có 02 tỉnh có đến 04 thành phố trực thuộc tỉnh đó là tỉnh Quảng Ninh gồm các Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Uông Bí và Thành phố Móng Cái. Ở tỉnh Bình Dương thì sẽ có 4 thành phố là Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An, Thành phố Dĩ An và Thành phố Tân Uyên.

Ngoài ra, hiện nay có đến 03 tỉnh gồm có 03 thành phố trực thuộc tỉnh như sau:

- Tỉnh Đồng Tháp gồm có 03 thành phố là Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc và Thành phố Hồng Ngự.

- Tỉnh Kiên Giang gồm có 03 thành phố là Thành phố Rạch Giá, Thành phố Hà Tiên và thành phố Phú Quốc.

- Tỉnh Thái Nguyên gồm có 03 thành phố là Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thành phố Phổ Yên.

Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Itnernet)

Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh như sau:

- Quy mô dân số từ 50.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 50.000 người thì cứ thêm 4.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Diện tích tự nhiên từ 50 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 50 km2 thì cứ thêm 05 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.

- Số đơn vị hành chính trực thuộc:

+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

+ Có tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 35% trở xuống được tính 1 điểm; trên 35% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.

Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;

+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% trở xuống được tính 1 điểm; trên 55% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

+ Tỷ lệ số đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

+ Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 4% trở lên được tính 1 điểm; dưới 4% thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

- Các yếu tố đặc thù:

+ Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Thành phố thuộc tỉnh vùng cao được tính 1 điểm; thành phố thuộc tỉnh miền núi được tính 0,5 điểm;

+ Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 0,5 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhung tối đa không quá 1 điểm;

+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 0,5 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1 điểm.

Quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh phải có từ bao nhiêu người?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn thành phố trực thuộc tỉnh như sau:

Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.
4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Theo đó, đối với thành phố trực thuộc tỉnh thì quy mô dân số phải có từ 150.000 người trở lên.

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính 63 tỉnh thành giai đoạn 2023 2025 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Ban hành Quyết định 891 quy định danh mục Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, II, III ra sao?
Pháp luật
10 Nghị quyết thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã vừa được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành là gì?
Pháp luật
Cử tri có được nhờ người khác viết thay vào phiếu lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Người mất năng lực hành vi dân sự có được ghi tên vào danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến về việc thành lập đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập đơn vị hành chính thì người đăng ký tạm trú có được ghi tên vào danh sách cử tri không?
Pháp luật
Lâm Đồng có bao nhiêu huyện, thành phố, thị xã hiện nay? Ai có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Pháp luật
Việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có cần phải lấy ý kiến của nhân dân không? Đề nghị điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thông qua khi nào?
Pháp luật
Thành phố Thủ Đức đang là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên và duy nhất đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị hành chính
45,542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào